Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, phá thai?

30/01/2022
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, phá thai?
514
Views

“Thưa Luật sư, bạn tôi mới bị sảy thai. Tôi muốn hỏi là theo luật thì bạn tôi có được nghỉ chế độ thai sản không? Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, phá thai là bao lâu? Pháp luật nước ta có quy định gì về việc hưởng trợ cấp đối với trường hợp này không? Mong Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn”.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, phá thai

Đối với lao động nữ

Quy định chung

Tại Khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; thời gian nghỉ việc tối đa đối với lao động nữ được quy định như sau

  • Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Quy định khác

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Đối với lao động nam

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Một số trường hợp đặc biệt

  • Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết; thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết;
  • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội; hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha; hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội; mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này; thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con; hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền; thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. Cụ thể

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, phá thai?
Hình ảnh minh họa

Đối với lao động co thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

  • Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng; thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội; thì tháng sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

  • Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội; thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
  • Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
  • Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định của pháp luật; thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam; người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều luật này.

Quy định khác

  • Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con; mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai; nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý; thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, sẩy thai, hút thai, chết thai hoặc phá thai bệnh lý.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, phá thai?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.