Người dân phải nộp những loại thuế gì theo quy định hiện hành?

30/01/2022
Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà cho cá nhân không cư trú
2352
Views

Đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những kiến thức về thuế. Có rất nhiều loại thuế, tuy nhiên là người dân thì phải nộp những thuế nào? Đối tượng nào không cần nộp thuế. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuế Luật sư X chia sẻ bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết “Người dân phải nộp những loại thuế gì theo quy định hiện hành ?

Căn cứ pháp lý

Thuế là gì?

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản). Đóng thuế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân.

Thuế được thu ở cấp quốc gia và địa phương, theo hai hình thức trực và gián thu.

Cụ thể, thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví dụ, thuế thu nhập cá nhân, tài sản….

Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty nhưng công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính, tính vào giá hàng hóa và dịch vụ. Khi đó người tiêu dùng là nơi cuối cùng chịu thuế. Ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…

Đặc điểm của thuế

Về cơ bản, thuế có các đặc điểm sau:

+ Thuế là một khoản của chủ thể thu nhập bắt buộc phải nộp vào khoản ngân sách nhà nước.

+ Thuế là khoản tiền cần thiết để thực hiện tiến hành duy trì tính quyền lực của chính trị và các chức năng, thi hành nhiệm vụ của nhà nước.

+ Nguồn đóng vào thuế có thể tăng hoặc giảm theo quy định pháp luật phụ thuộc vào nền kinh tế như GDP, thu nhập, lãi suất, chỉ số của giá tiêu dùng, chỉ số của giá sản xuất,…

+ Thuế là khoản được hoàn trả không trực tiếp mà khoản thuế này sẽ được điều chỉnh phân bổ vào các công trình dựng như cầu đường, trường học,… ngoài ra cả các vấn đề xã hội.

+ Thuế là một khoản thu không mang tính đối giá, bởi chủ thể nào đáp ứng đủ các điều kiện thuộc quy định pháp luật quy định phải đóng thuế đều phải nộp thuế.

Vai trò của thuế

Hiện nay, thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Cụ thể tác dụng của thuế như sau:

– Tăng khoản tiền vào ngân sách của nhà nước. Từ đó khoản ngân sách nãy sẽ giải quyết các vấn đề để đảm bảo các phúc lợi về xã hội cho các đối tượng theo chính sách của nhà nước. Đồng thời, các dự án hạ tầng công cộng được phát triển tiến hành thực hiện xây dựng, phục vụ nhu cầu cần thiết nhất cho cuộc sống người dân.

– Tối đa hỗ trợ việc cân bằng về mức độ giàu nghèo. Theo đó tránh sự phân biệt sự giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Vì chủ thể phải nộp hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập từ công việc, kinh doanh,…cao vượt khỏi khoản mức quy định phải tính chịu thuế của pháp luật.

– Việc đóng thuế còn giúp tăng trưởng phát triển về kinh tế, xã hội của người dân. Từ đó nguồn nhân lực được thúc đẩy, hiệu suất làm việc cũng tăng lên. Đồng thời tính cạnh tranh được đảm bảo sự công bằng, liêm chính.

– Ngoài ra, việc nộp thuế  khi yêu cầu nộp thuế thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện việc xác nhận, kê khai về các khoản và nguồn thu nhập. Do đó, khi chủ thể tiến hành kê khai thì phải đảm bảo nguồn thu nhập của chủ thể phải được thu từ các nguồn hợp pháp theo quy định pháp luật.

Các loại thuế mà người dân phải nộp

Sau đây là một số thuế phổ biến mà người dân cần nộp cho nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Các đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã được sửa đổi bổ sung qua các năm, quy định:

Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Việc nộp và tính thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo Luật thuế thu nhập cá nhân và văn bản hướng dẫn thi hành.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 2 Luật thuế TTĐB năm 2008 đối tượng chịu thuế TTĐB bao gồm: 

– Hàng hóa:

+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

+ Rượu;

+ Bia;

+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

+ Tàu bay, du thuyền;

+ Xăng các loại;

+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

+ Bài lá;

+ Vàng mã, hàng mã.

– Dịch vụ:

+ Kinh doanh vũ trường;

+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

+ Kinh doanh đặt cược;

+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

+ Kinh doanh xổ số.

Đối tượng nộp thuế TTĐB

Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

Thuế trước bạ (còn gọi là lệ phí trước bạ)  

Là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.

Đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ

Đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, gồm:

+ Nhà ( nhà dùng để ở, làm việc hay nhà sử dụng với các mục đích khác), đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất nhà ở thuộc quản lý sử dụng của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình theo quy định của luật Đất Đai).

+Các loại súng: sung săn, súng trong tập luyện và thi đấu thể thao.

+ Tàu thủy bao gồm cả các loại sà lan, tàu đẩy, ca nô, tàu kéo.

+Các loại thuyền theo quy định của cơ quan nhà nước phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng.

+ Tàu bay.

+Các loại xe máy (mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy) phải đăng ký và gắn biển số theo quy định của pháp luật.

+Ô tô, các loại xe tương tự ô tô phải đăng ký và gắn biển số theo quy định.

+ Khung, vỏ, tổng thành máy của các tài sản chịu lệ phí trước bạ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết “Người dân phải nộp những loại thuế gì theo quy định hiện hành?“. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân mở một cửa hàng kinh doanh và cũng là nhân viên của một công ty. Hỏi thu nhập tính thuế TNCN của cá nhân đó có bao gồm thu nhập từ kinh doanh cửa hàng không?

Căn cứ mục I, phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Vì vậy thu nhập từ kinh doanh cửa hàng của cá nhân đó cũng thuộc diện chịu thuế TNCN.

Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng?

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó, quy định về tỷ lệ % đó là:
Cung cấp và phân phối hàng hóa: 1%
Dịch vụ xây dựng nhưng không bao thầu nguyên – vật liệu: 5%
Các dịch vụ liên quan đến vận tải, sản xuất có gắn với những hàng hóa phục vụ hoạt động xây dựng có kèm theo bao thầu nguyên – vật liệu: 3%
Những hoạt động kinh doanh khác: 2%

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.