Không ít lần báo đài khi đưa tin về các vụ án hình sự, có nhắc đến việc bị can, bị cáo trong vụ án được tại ngoại. Vậy khi xem những thông tin như vậy, chúng ta liệu đã phân biệt được khi nào các đối tượng được gọi là bị can, khi nào được gọi là bị cáo? Tại ngoại là gì? Trong những trường hợp nào thì bị can, bị cáo được tại ngoại? Để trả lời được những câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý:
Bị can, bị cáo có gì khác nhau?
Luật hình sự xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Những quy định này mới chỉ là cơ sở nhận biết, trên thực tế muốn xác định tội phạm một cách công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, cần phải có một quá trình giải quyết vụ án hình sự qua nhiều giai đoạn với sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc giải quyết một vụ án hình sự có thể trải qua đầy đủ các giai đoạn: Khởi tố -> Điều tra -> Truy tố -> Xét xử -> Thi hành án -> Giai đoạn đặc biệt: Giám đốc thẩm/Tái thẩm.
Từng giai đoạn này sẽ gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ban đầu, khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra kiểm tra, xác minh nếu xác định có dấu hiệu tội phạm hoặc khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền. Bước sang giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án và ra bản kết luận điều tra. Trong trường hợp đề nghị truy tố, cơ quan điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cho Viện kiểm sát để kiểm tra và xử lý. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước tòa, Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng và chuyển bản cáo trạng cùng hồ sơ vụ án tới Tòa án. Tòa án xem xét và có thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Kết thúc phiên xét xử, hội đồng xét xử có thể ra bản án. Bản án có thể được thi hành ngay hoặc Chánh án tòa án sẽ ra quyết định thi hành án. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm thi hành bản án đã có hiệu lực
Sau khi hiểu qua được một quá trình tố tụng hình sự cơ bản diễn ra như nào, chúng ta có thể tìm hiểu về khái niệm bị can là gì? bị cáo là gì?
Theo điều 60 BLTTHS 2015, “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự”
Theo điều 61 BLTTHS 2015, “Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”
Như vậy, bị can và bị cáo đều dùng để chỉ người bị buộc tội trong một vụ án hình sự, nhưng khác ở giai đoạn tham gia tố tụng. Kể từ khi có quyết định khởi tố bị can, thì khi đó người bị buộc tội được gọi là bị can; Kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì khi đó người bị buộc tội được gọi là bị cáo.
Tại ngoại là gì?
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm, phục vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự, pháp luật hiện có quy định các biện pháp ngăn chặn, bao gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Trong đó, tạm giam có thể áp dụng với bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Tạm giam có thể coi là biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị cách li với xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân.
Quy định pháp luật hiện nay không dùng thuật ngữ “tại ngoại”. Đây chỉ là ngôn ngữ nói đời thường, để chỉ những trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam. Đó có thể là do tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi của bị can, bị cáo chưa đến mức phải áp dụng biện pháp tạm giam; không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo hoặc bị can, bị cáo đáng ra phải bị tạm giam nhưng được áp dụng các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Khi nào bị can, bị cáo được tại ngoại?
Các trường hợp bị can, bị cáo không bị tạm giam (được tại ngoại) có thể chia thành như sau:
* Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 119 BLTTHS.
*Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng trừ các trường hợp:
– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
– Tiếp tục phạm tội;
– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
– Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
* Bị can, bị cáo được áp dụng các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, bao gồm:
– Bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
– Đặt tiền để bảo đảm: Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Khi nào bị can, bị cáo được tại ngoại?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Có thể, tuy nhiên cần lưu ý thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.