Những lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển lao động

25/01/2022
Những lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển lao động
904
Views

Vấn đề về điều chuyển lao động là một trong những vấn đề phổ biến ở các đơn vị sử dụng lao động, đó là trường hợp mà người lao động đang làm việc ở một công việc được thỏa thuận trong hợp đồng vì một lý do theo căn cứ của luật phải chuyển sang vị trí hoặc công việc khác theo ý chí của người sử dụng lao động. Để giúp quý thành viên có thể nắm rõ được những quy định khi điều chuyển người lao động, Luật sư X xin gửi đến bài viết về những vấn đề cần lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển người lao động.

Khi nào thì doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi:

– Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;

– Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Sự cố điện, nước;

– Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Thời hạn điều chuyển

Doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày; thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, mà doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới thì doanh nghiệp phải có sự đồng ý của người lao động. Sự đồng ý thỏa thuận có thể bằng:

+ Phụ lục Hợp đồng lao động trong đó có quy định về việc chuyển công việc mới khác so với công việc ban đầu.

+ Hợp đồng lao động mới giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong trường hợp này thì giữa doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ban đầu và sau đó ký hợp đồng lao động mới.

– Trong trường hợp hết thời hạn điều chuyển, doanh nghiệp muốn người lao động làm việc luôn tại ví trí mới mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm công việc cũ; thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã giao kết ban đầu. Doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này. Tuy nhiên, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; nếu doanh nghiệp không bố trí công việc, địa điểm làm việc; hoặc điều kiện làm việc như đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động

Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác.

Nội dung thông báo phải bao gồm :

– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;

– Bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Quý thành viên có thể tham khảo: Mẫu thông báo điều chuyển lao động.

Tiền lương của người lao động khi điều chuyển lao động

Mức lương trả cho người lao động là mức lương theo công việc mới và tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trong trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ; thì được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.

Lưu ý: Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc; thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc theo quy định.

Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp điều chuyển lao động trái luật

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều chuyển lao động trái quy định, cụ thể:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời; hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển lao động“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điều chuyển lao động tạm thời là gì?

Điều chuyển lao động tạm thời là đưa người lao động đang làm công việc này sang làm công việc khác trái với công việc đã thoả thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn chi tiết có liên quan.

Có được nghỉ việc khi bị điều chuyển công việc không?

Người lao động hoàn toàn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với việc bị người sử dụng lao động; điều chuyển sang công việc khác không như thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng người lao động chỉ được phép chấm dứt hợp đồng lao động; mà không cần báo trước đối với trường hợp người sử dụng lao động; điều chuyển người lao động không có lý do chính đáng hoặc các lý do; không thuộc quy định tại điều 29 Bộ luật lao động.

Quyền lợi của người lao động nghỉ việc do bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động

Nhận trợ cấp thôi việc;
Trợ cấp thất nghiệp;
Bảo hểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
Phần lương của người lao động (nếu doanh nghiệp chưa thanh toán).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.