Người thân mất tích bao lâu thì báo công an là thích hợp nhất?

24/01/2022
Người thân mất tích bao lâu thì báo công an
1576
Views

Tình trạng người nhà mất liên lạc hay mất tích khá phổ biến hiện nay. Khi đó chúng ta thường rất lo lắng và muốn báo công an ngay lập tức. Tuy nhiên, có được phép trình báo một cách tùy tiện hay không hay phải đợi một khoảng thời gian nhất định mới được báo? Theo quy định pháp luật người thân mất tích bao lâu thì báo công an? Để hiểu rõ quy định pháp luật về nội dung nêu trên, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật công an nhân dân

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Mất tích bao lâu thì báo công an?

Pháp luật hiện nay không đưa ra định nghĩa giải thích mất tích là gì mà chỉ đưa ra quy định về việc khi nào được tuyên bố một người là mất tích. Theo cách hiểu thông thường, mất tích tức là mất liên lạc với một người, không có bất kỳ thông tin gì về người đó như không biết họ đang ở đâu, làm gì, đi cùng những ai, còn sống hay không…

Vậy người mất tích bao lâu thì báo công an và trẻ em mất tích bao lâu thì báo công an? Luật sư X mời bạn theo đọc nội dung dưới đây

Người mất tích bao lâu thì báo công an?

Điều 15 Luật Công an nhân dân nêu rõ, công an nhân dân có nhiệm vụ:

– Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;

– Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Do đó, thông thường khi bị mất tin tức của người thân, chúng ta thường ngay lập tức báo công an để nhanh chóng tìm được thông tin của người thân. Tuy nhiên, liệu có quy định nào về việc phải qua 24 giờ mất thông tin của người thân mới được báo công an không?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Khi đó, theo Điều 145 Luật này, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. Trong đó, ngay khi nhận được tin báo tội phạm thì:

– Công an phường, thị trấn, đồn công an: Lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển kèm tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền;

– Công an xã: Tiếp nhận, lập biên bản, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tin tố giác, tin báo về tội phạm kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Như vậy, hiện nay không có quy định nào về thời gian không có tin tức của người thân thì mới được báo công an. Khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm thì nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tùy ý báo công an bởi Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó, khi có thông tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nên nhanh chóng trình báo để giải quyết. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

Trẻ em mất tích bao lâu thì báo công an?

Tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:

“ Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Như vậy, điều kiện để được tuyên bố mất tích là: thời gian đủ 02 năm liền trở lên và đã thực hiện đầy đủ các biện pháp tìm kiếm mà vẫn không biết người đó còn sống hay đã chết.

Xét trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định thời gian mất tích bao lâu thì được trình báo các cán bộ công an.

Tuy nhiên, chúng ta không biết việc người thân mất tích là do bị bắt cóc hay vì lý do nào nên để đảm bảo trật tự xã hội Nhà nước đưa ra quy định về tố giác tội phạm tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Như đã phân tích ở nội dung trên, khi người thân mất tích người nhà có thể trình báo lên công an vào bất cứ thời điểm nào cảm thấy thích hợp, cơ quan công an sẽ có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân và xử lý kịp thời.

Đồng thời, pháp luật quy định chế tài xử lý với trường hợp tố giác bừa bãi, không đúng sự thật hay những hành động mang tính trêu đùa cơ quan có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Người thân mất tích bao lâu thì báo công an”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự và tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục ly hôn khi một bên mất tích

Người khởi kiện ly hôn viết đơn ly hôn và gửi bộ hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết, trong trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tòa án kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.
Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục giải quyết vụ việc tố tụng dân sự.

Thủ tục tuyên bố người mất tích?

Trình tự thủ tục tuyên bố người mất tích quy định tại Điều 39, Điều 387, Điều 388 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, được thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu tòa án tuyên bố người mất tích
Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền; trong trường hợp này là nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu; Tòa án sẽ ra quyết định tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
Thời hạn thông báo tìm kiếm là 04 tháng kể từ ngày đăng; phát thông báo đầu tiên.
Tòa án sẽ mở phiên tòa xét đơn yêu cầu; trong 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo; Tòa án sẽ mở phiên tòa xét đơn yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dịch vụ Luật Sư

Comments are closed.