Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật?

16/01/2022
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật?
619
Views

Cạnh tranh là một vấn đề không còn xa lạ đối với các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế; đặc biệt là các doanh nghiệp. Trên thực tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được pháp luật quy định một cách cụ thể; điều chỉnh những hành vi của chủ thể tham gia cạnh tranh; bên cạnh đó, Luật cạnh tranh năm 2018 còn quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Vậy, đó là những hành vi nào?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

  • Thỏa thuận là khái niệm rộng và trong hoạt động cạnh tranh có những thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh; có thỏa thuận khuyến khích cạnh tranh; nhưng cũng có thỏa thuận trung tính (không khuyến khích cạnh tranh cũng không hạn chế cạnh tranh).
  • Trong kinh tế học, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp; nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh; hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 8).
  • Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, có thể hiểu: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kì hình thức nào; có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Có thể thấy rằng, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập

  • Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau; hoàn toàn không phụ thuộc nhau về tài chính.
  • Những hành động thống nhất của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty không được pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận; bởi thực chất các công ty nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên hạch toán phụ thuộc cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
  • Ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải là ý chí độc lập của riêng doanh nghiệp; mà không phụ thuộc; không chịu sự tác động của bất kỳ ai; nếu doanh nghiệp bị ép buộc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh như công ty mẹ; hay tập đoàn ra quyết định bắt công ty con phải thi hành; thì đây không được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau hoạt động trên cùng thị trường liên quan; hoặc giữa các bên không phải là đối thủ của nhau.

Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất về ý chí của các bên tham gia thỏa thuận.

  • Dấu hiệu quan trọng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận; để gây hạn chế cạnh tranh với các nội dung như ấn định giá; phân chia thị trường tiêu thụ; hạn chế nguồn cung,…
  • Các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ với nhau.
  • Để xác định hành vi; hoặc tập hợp các hành vi của nhóm doanh nghiệp độc lập cấu thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại thỏa thuận chính thức bằng văn bản (hợp đồng hoặc bản ghi nhớ); hay đã có cam kết đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia; mà không thể hiện bằng văn bản….

Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

  • Hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường là xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia. Khi thỏa thuận được kí kết; các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ không còn cạnh tranh với nhau nữa.
  • Các doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận sẽ hình thành một nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể; và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh; các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ; hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh năm 2018; thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan; được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5; và 6 Điều 11 của Luật này.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan; quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất; phân phối; cung ứng đối với một loại hàng hóa; dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10; và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định tại Điều 14 Luật Cạnh tranh năm 2018 như sau

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018; Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Vụ việc cạnh tranh là gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018; Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.