Xin chào luật sư, tôi đã chuyển sang Mỹ sinh sống được hơn 10 năm nay. Tôi có dự định sẽ về Việt Nam sinh sống trong vài năm tới. Chính vì thế tôi muốn mua nhà tại Việt Nam. Vậy nên, xin luật sư cho biết điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:
Chủ sở hữu nhà ở là ai?
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức; hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở; và các hình thức khác theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở; các đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh; văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài; và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài);
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Về đối tượng
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân và tổ chức nước ngoài.
Về hình thức
Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
– Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn; nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua; thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản ( doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
– Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư; và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định nêu trên thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
Các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp quy định sau đây; thì không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán; hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở nằm trong khu vực không thuộc diện được sở hữu; hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu. Tổ chức, cá nhân này được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở
– Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho; được thừa kế nhà ở tại Việt Nam. Các tổ chức này được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đang cư trú; hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.
Việc bán, tặng cho nhà ở của các đối tượng nêu trên được thực hiện khi có các giấy tờ theo quy định sau đây:
– Có hợp đồng tặng cho, giấy tờ về thừa kế nhà ở được lập theo quy định của pháp luật về nhà ở; và pháp luật dân sự của Việt Nam;
– Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho; bên để thừa kế theo quy định của Luật Nhà ở và theo quy định tại Điều 72 Luật nhà ở về Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch đối với trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận
– Có văn bản ủy quyền bán hoặc tặng cho nhà ở được lập theo quy định của pháp luật dân sự; nếu ủy quyền cho người khác bán, tặng cho nhà ở.
Trường hợp trong số đối tượng được thừa kế nhà ở có cả người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; và người không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thì các bên được thừa kế phải thống nhất phân chia tài sản nhà ở này theo một trong các trường hợp sau đây:
– Các bên thống nhất đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó cho người thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
– Các bên thống nhất thực hiện tặng cho; hoặc bán nhà ở này cho đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị.
Thời điểm được tính là chuyển quyền sở hữu nhà ở
Căn cứ theo Điều 12 Luật nhà ở năm 2014 quy định như sau:
“1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này; và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua; bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho; bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.
3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua; thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở; hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở; và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này”.
Mời bạn xem thêm
- Đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định?
- Xây nhà ở kín mảnh đất của mình: người dân có được phép?
- Bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.