Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

26/12/2021
881
Views

Xin chào Luật sư, tôi và một nhóm bạn có trò chuyện với nhau về các loại nhãn hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, nhãn hiệu chứng nhận thì không ai hiểu rõ. Vì vậy, Xin luật sư cho biết nhãn hiệu chứng nhận là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với câu hỏi nhãn hiệu chứng nhận là gì? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

– Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được; có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều; hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá; dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá; dịch vụ của chủ thể khác

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá; dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức; cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức; cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu; cách thức sản xuất hàng hoá; cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau; dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó. Để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu…

Ví dụ: 

  • Chè xanh Ba Vì.
  • Sữa bò Ba Vì.
  • Phở bò Nam Định. 

Nhãn hiệu chứng nhận lại dẫn chiếu những tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm dùng nhãn hiệu để đáp ứng. Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát; chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký.Với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Do đặc điểm này mà chủ sở hữu thường là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh, cơ quan nhà nước,…

Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định hiện hành, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, chủ thể có quyền đăng ký phải là một tổ chức và tổ chức này phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, thể hiện cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

Bên cạnh đó, nếu thuộc các trường hợp nhãn hiệu chứng nhận cho nguồn gốc địa lý hay sản vật địa phương thì tổ chức đăng ký phải xin cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

So sánh nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận?

Điểm giống nhau:

– Về thời hạn bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

– Cả hai nhãn hiệu đều phải đăng ký theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Điểm khác nhau:

Tiêu chíNhãn hiệu tập thểNhãn hiệu chứng nhận
Chức năngPhân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đóChứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu; cách thức sản xuất hàng hoá hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Về chủ thể nộp đơnTổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.(K3 Đ87 Luật SHTT)Chủ thể nộp đơn nhãn hiệu chứng nhận gồm các tổ chức có chức năng kiểm soát hàng hóa, dịch vụ; chức năng chứng nhận chất lượng, đặc tính; nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
Chủ thể có quyền sử dụngChỉ có các thành viên thuộc tổ chức mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể mà tổ chức đó đã đăng ký bảo hộCá nhân, tổ chức có hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn đặt ra với nhãn hiệu đã được chứng nhận được; và được chủ sở hữu cho phép gắn nhãn đó; chủ thể đăng ký được xem là có thẩm quyền chứng nhận; và không phải mỗi chủ thể đăng ký mới được sử dụng mà bất kỳ chủ thể nào nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra đều được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;
Chủ sở hữuTổ chức được thành lập hợp pháp đăng kí nhãn hiệu tập thểTổ chức có khả năng kiểm định và kiểm soát chứng nhận hàng hóa dịch vụ với điều kiện không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó
Về mục đích sử dụngMục đích sử dụng nhãn hiệu tập thể để phân biệt hàng hóa của các thành viên trong tập thể sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không thuộc trong danh sách thành viên của tổ chức tập thể đó.Mục đích sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ; nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ; chất lượng, độ chính xác và độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ của mình mang nhãn hiệu

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Nhãn hiệu chứng nhận là gì? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải đăng kí nhãn hiệu chứng nhận?

Ngày nay xuất hiện các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái xâm nhập nội địa. Người tiêu dùng hoang mang không biết liệu sản phẩm mình đang sử dụng có đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ hay không? Đăng ký bảo hộ với mục đích giúp cho nhãn hiệu được chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Giúp cho thương hiệu đảm bảo được uy tín về mọi mặt. Khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sử dụng.

Rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có được hoàn phí không?

Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành; được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.