Hợp tác xã là gì?

11/12/2021
Hợp tác xã là gì?
529
Views

Ngày nay, khi kinh tế – xã hội phát triển, thì các loại hình doanh nghiệp ngày càng được ưu chuộng; mô hình hợp tác xã dần trở nên xa lạ và gây ra nhiều thắc mắc cho mọi người. Vậy, Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã khác gì doanh nghiệp? Ưu, nhược điểm của hợp tác xã… Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp luật

Luật hợp tác xã 2012

Hợp tác xã là gì?

Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 (sau đây gọi chung là Luật hợp tác xã) quy định:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Xem thêm: Hợp tác xã và liên hợp tác xã là gì? Đặc điểm cần nắm khi có nhu cầu thành lập?

Hợp tác xã khác gì doanh nghiệp?

Về thành viên:

  • Doanh nghiệp: Là cá nhân hoặc tổ chức (Việt Nam hoặc nước ngoài)
  • Hợp tác xã: Cá nhân (Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư hợp pháp tại Việt Nam); Hộ gia đình; Tổ chức (Là pháp nhân Việt Nam)

Về kết nạp thành viên:

  • Doanh nghiệp: Không kết nạp rộng rãi (Có giới hạn số lượng thành viên tối đa), trừ Công ty cổ phần.
  • Hợp tác xã: Kết nạp rộng rãi

Về quyền biểu quyết:

  • Doanh nghiệp:
  • Theo vốn góp: Công ty cổ phần, Công ty TNHH…
  • Không theo vốn góp: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân
  • Hợp tác xã: Bình đẳng với nhau không phụ thuộc vào vốn góp.

Về trách nhiệm tài sản của thành viên:

  • Doanh nghiệp: Vô hạn hoặc hữu hạn;
  • Vô hạn: thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
  • Hữu hạn: thành viên góp vốn của Công ty hợp danh, cổ đông Công ty cổ phần…
  • Hợp tác xã: Vô hạn.

Về căn cứ xác định thu nhập:

  • Doanh nghiệp: Theo vốn góp;
  • Hợp tác xã: Theo vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm hoặc công sức lao động của thành viên.

Về quan tâm, giáo dục, phát triển cộng đồng thành viên:

  • Doanh nghiệp: Không;
  • Hợp tác xã: Có.

Về nguồn tiêu thụ:

  • Doanh nghiệp: Thị trường;
  • Hợp tác xã: Thị trường, thành viên.

Về địa vị pháp lý của thành viên:

  • Doanh nghiệp: Tư cách nhà đầu tư;
  • Hợp tác xã: Tư cách nhà đầu tư, khách hàng sử dụng sản phẩm.

Về phân phối lợi nhuận:

  • Doanh nghiệp: Theo tỷ lệ góp vốn;
  • Hợp tác xã: Theo vốn góp, công sức lao động, mức độ sử dụng sản phẩm.

Ưu, nhược điểm của hợp tác xã

Ưu điểm của hợp tác xã:

  • Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.
  • Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.
  • Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.

Nhược điểm của hợp tác xã:

  • Do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp.
  • Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.
  • Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.

Xem thêm:

Thủ tục thành lập hợp tác xã.

Thủ tục giải thể hợp tác xã.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Hợp tác xã là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của hợp tác xã là gì?

Là một tổ chức kinh tế, đồng sở hữu.
Có tư cách pháp nhân.
Do ít nhất 7 cá nhân thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Đăng ký thành lập hợp tác xã tại đâu?

Theo Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định:
Hợp tác xã được đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Một cá nhân có thể sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã?

Căn cứ điều 17 Luật hợp tác xã 2012 thì:
Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận