Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính

08/12/2021
Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính
514
Views

Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính. Khi công dân vi phạm hành chính sẽ bị xử lý hành chính theo quy định. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi thì sẽ có mức phạt tiền khác nhau. Nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính; sau đây là các trường hợp cụ thể.

Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nội dung tư vấn

Các hình thức xử phạt hành hình mới nhất

Để hiểu rõ hơn Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính; thì cần biết rõ các hình thức xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

– Cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân; tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng; có tình tiết giảm nhẹ; và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

– Phạt tiền:

– Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân; tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép; chứng chỉ hành nghề.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép;, chứng chỉ hành nghề.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân; tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

  • Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng; sức khỏe con người; môi trường của cơ sở sản xuất; kinh doanh; dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
  • Đình chỉ một phần; hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất; kinh doanh; dịch vụ; hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép; và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng; sức khỏe con người; môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính; phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính):

là việc sung vào ngân sách nhà nước vật; tiền; hàng hoá; phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính; được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

– Trục xuất: là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vậy các trường hợp nào được miễn/giảm tiền xử phạt hành chính cụ hãy theo dõi bài viết sau.

Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính

Sau đây là các Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính

Trường hợp giảm tiền xử phạt hành chính

Giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:

– Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai; thảm họa; hỏa hoạn; dịch bệnh; mắc bệnh hiểm nghèo; tai nạn; và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;

– Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt; hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;, Ban quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất;, khu công nghệ cao; khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp; hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Trường hợp miễn tiền xử phạt hành chính

Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này; mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; và có xác nhận của Ủy han nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;

– Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất; hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt; hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo; tai nạn; và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;

Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt sẽ được Miễn giảm tiền xử phạt hành chính khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

– Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này; hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất; hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;

– Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;

– Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai; thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; Ban quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế; cơ quan Thuế quản lý trực tiếp; hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này; mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;

– Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt; hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt sẽ được Miễn giảm tiền xử phạt hành chính khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

– Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này;

– Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;

– Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt; hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; Ban quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp; hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Bài viết liên quan

Chủ tịch xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?

Xử lý vi phạm hành chính liên quan quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Người nước ngoài vi phạm hành chính có bị trục xuất về nước?

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được hoãn thi hành phạt tiền?

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Thời hiệu thi hành quyết định hành chính là bao lâu?

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trường hợp nào không lập biên bản?

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận