Chủ tịch xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?

25/11/2021
656
Views

Xin chào luật sư, con tôi năm nay 20 tuổi. Trong một buổi tụ tập đi chơi cháu có xảy ra xích mích với các bạn. Vì không kiềm chế được tính nóng nảy của mình mà cháu ra tay đánh bạn bị thương. Mọi người nói cháu cố ý gây thương tích. Sau đó chủ tịch xã đã tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với con trai tôi. Số tiền mà con trai tôi phải nộp phạt là 3 triệu đồng. Từ trước đến nay, tôi được biết rằng công an mới là cơ quan thường xuyên giải quyết tranh chấp. Tôi muốn hỏi Luật sư là chủ tịch xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?

Tôi xin chân thành cảm ơn

Căn cứ pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Nội dung tư vấn

Chăc hẳn chúng ta đều nghĩ rằng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là trách nhiệm của cơ quan công an. Tuy nhiên chủ tịch xã cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Vậy chủ tịch xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Thế nào là vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm; và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với những hành vi vi phạm này thì tùy từng trường hợp thì thẩm quyền xử phạt hành chính sẽ khác nhau có thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng…

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chỉ tịch ủy ban nhân dân xã?

Theo Điều 38 Luật  xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

“a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

…”

Như vậy, Chủ tịch xã cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không quá 5.000.000 đồng.

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ gì?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân; lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy; Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện.

Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp; pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Thực hiện nhiệm vụ phụ trách quản lý tài chính, địa chính, nội chính theo quy định của pháp luật, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?

Thẩm quyền phạt tiền của người có thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

– Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Tổ chức bộ máy của ủy ban nhân dân cấp xã?

Gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 7 chức danh công chức

  • Chủ tịch
  • Phó chủ tịch
  • Các công chức chuyên môn:

+Văn phòng – thống kê

+ Tư pháp – hộ tịch

+Tài chính-Kế toán

+ Trưởng công an

+Chỉ huy trưởng Quân sự

+ Văn hóa- xã hội

+ Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường.

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã?

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nông thôn theo khối công việc (Y tế, giáo dục và văn hoá – xã hội…) của Uỷ bannhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.Quản lý hành chính tại công sở, giám sát đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân giao.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Chủ tịch xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trưởng công an xã có thẩm quyền xử phạt tối đa là bao nhiêu tiền?

Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng không quá 2.500.000 đồng đối với cá nhân (đối với tổ chức không quá 5.000.000đ); tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.500.000đ đối với cá nhân (đối với tổ chức không quá 5.000.000đ); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp nào Phó Chủ tịch xã được ký thay Chủ tịch?

Phó Chủ tịch được thay mặt UBND xã, ký thay Chủ tịch những văn bản theo ủy quyền của Chủ tịch và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời