Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?

08/12/2021
Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?
851
Views

Để làm việc hợp pháp tại Việt Nam; người lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp người lao động đã không còn giữ giấp phép lao động. Vậy trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.

Giấy phép lao động tiếng Anh là Work Permit, hoặc VietNam Work Permit (Giấy phép lao động Việt Nam) để dễ phân biệt với các quốc gia khác cũng cấp loại giấy tờ này.

Điều kiện được cấp giấy phép lao động là gì?

Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về điều kiện cấp giấy phép lao động nhưng theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động khi có đủ các điều kiện sau:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt; hoặc chưa được xóa án tích; hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Người nước ngoài nào được cấp giấy phép lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP; những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây; sẽ thuộc diện được cấp giấy phép lao động:

– Thực hiện hợp đồng lao động.

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.

– Chào bán dịch vụ.

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động.

– Tình nguyện viên.

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lao động?

Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP; đã ghi nhận cụ thể các trường hợp cấp lại giấy phép lao động gồm:

1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Theo đó, để xin cấp lại giấy phép lao động, người lao động nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1 – Thuộc một trong các trường hợp: bị mất; hỏng; thay đổi thông tin về họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.

2 – Giấy phép lao động xin cấp lại phải còn thời hạn.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp về cấp lại giấy phép lao động

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động hay chính xác hơn là giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động.
Giấy phép lao động tiếng Anh là Work Permit, hoặc VietNam Work Permit (Giấy phép lao động Việt Nam) để dễ phân biệt với các quốc gia khác cũng cấp loại giấy tờ này.

Điều kiện để được cấp giấy phép lao động?

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt; hoặc chưa được xóa án tích; hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Trường hợp nào được xin cấp lại giấy phép lao động?

1 – Thuộc một trong các trường hợp: bị mất; hỏng; thay đổi thông tin về họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.
2 – Giấy phép lao động xin cấp lại phải còn thời hạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận