Chính sách về tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật?

27/11/2021
570
Views

Xin chào Luật sư, tôi là người lao động làm việc trong một xí nghiệp nhỏ. Tôi được biết Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực đã có rất nhiều quy định được thay đổi. Một trong số những thay đổi là quy định về chính sách tiền lương dành cho người lao động. Chính vì thế, tôi muốn hỏi Luật sư về chính sách về tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Bộ Luật lao động năm 2019 được ban hành đã mang lại nhiều quy định mới. Quyền lợi của người lao động được bảo vệ hơn. Trong đó có quy định chính sách về tiền lương của người lao động. Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Nguyên tắc trả lương cho người lao động theo quy định?

Bổ sung quy định người sử dụng lao động không được:

– Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ;

– Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động; hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

(Theo Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019)

Người lao động được nhận bảng kê trả lương mỗi lần nhận lương, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Đây là điểm mới tại Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, chưa có ở Luật Lao động 2012.

Người lao động được đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương nếu bị trả lương chậm từ 15 ngày trở lên theo quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.

Người lao động không phải trả phí mở tài khoản nếu trả lương qua ngân hàng (hiện hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 Bộ luật lao động 2012 thì là hai bên thỏa thuận).

Khi không được trả lương đúng hạn người lao động có quyền gì?

Người lao động có thể nghỉ việc ngay không cần báo trước nếu không được trả lương đúng hạn.

Cụ thể Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc; hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập; hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động…”

Cụ thể, theo Điểm b Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019; thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước cho NSDLĐ nếu không được trả đủ lương; hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019. Hiện hành Điểm a Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định phải báo trước 3 ngày.

Trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương; và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2012; từ năm 2021, trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì NLĐ được nghỉ 03 ngày và hưởng nguyên lương.

Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp “con đẻ”, “con nuôi” kết hôn thì được nghỉ 01 ngày; (hiện hành, quy định “con” kết hôn thì nghỉ 01 ngày); “con đẻ”, “con nuôi” chết thì được nghỉ 03 ngày (hiện hành quy định “con” chết thì nghỉ 03 ngày).

Người lao động có được tăng tiền lương vào năm 2022 không?

Với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, lương tối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021. Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng 2021 đã không tăng; và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Nếu không tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 thì đây là năm thứ 3 liên tiếp tiền lương của người lao động được giữ nguyên. Đây cũng được coi là việc chia sẻ khó khăn của người lao động với các doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu vùng 2022 là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp; và người lao động thỏa thuận và trả lương; trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động; hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Chính sách về tiền lương của người lao động theo quy định pháp luật?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hàng tuần người lao động được nghỉ bao nhiêu giờ?

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Ngoài ra, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Giờ làm việc bình thường của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành?

Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
gười sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận