Những bất lợi pháp lý đối với người ngoại tình

18/11/2021
Những bất lợi pháp lý đối với người ngoại tình
567
Views

Chào luật sư! Tôi và chồng đã kết hôn được 3 năm đang sinh sống tại Hà Nội. 2 năm đầu 2 vợ chồng rất vui vẻ hạnh phúc. Tuy nhiên đến năm thứ 3; 2 vợ chồng mãi chưa có con; lại bị sức ép từ gia đình. Vợ chồng chúng tôi liên tiếp xảy ra cãi vã và lạnh nhạt dần. Sau khi chữa trị và nhờ đến phương pháp khoa học thì tôi có thai; tuy nhiên chồng tôi lại thường xuyên lấy lý do đi công tác. Sau đó tôi đã phát hiện là chồng mình ngoại tình; chung sống như vợ chồng với 1 người phụ nữ khác tại Sài Gòn; và đòi ly hôn với tôi. Vậy tôi muốn xin tư vấn về những bất lợi pháp lý đối với người ngoại tình là gì? Mong luật sư giải đáp! Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Những bất lợi pháp lý đối với người ngoại tình như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân-gia đình

  • Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ; một vợ một chồng; vợ chồng bình đẳng.
  • Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo; giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
  • Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
  • Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ; hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
  • Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa; đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Ngoại tình được hiểu như thế nào

Theo Đại từ điển tiếng Việt; Ngoại tình có nghĩa là có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hoặc chồng. Như vậy, vấn đề ngoại tình chỉ đặt ra khi 1 hoặc cả 2 bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Nếu đã ly hôn, hoặc quan hệ hôn nhân không hợp pháp, vấn đề này sẽ không được đặt ra.

Những bất lợi pháp lý đối với người ngoại tình

Bất lợi trong chia tài sản chung khi ly hôn

Bất lợi khi chia tài sản chung lúc ly hôn là bất lợi đầu tiên mà người ngoại tình có thể phải gánh chịu. Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BT.

Theo đó; về nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng được chia đôi; nhưng cũng xem xét trên các yếu tố: hoàn cảnh gia đình; công sức đóng góp;… Trong đó; có căn cứ dựa trên yếu tố lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân; để bảo đảm quyền và lợi ích của các bên còn lại.

Ví dụ như: Người nào có lỗi dẫn đến ly hôn (như rượu chè, cờ bạc, ngoại tình; …) sẽ được hưởng tài sản chung ít hơn người kia.

Bất lợi khi bị xử phạt hành chính

Người ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính. Trường hợp người đang có vợ; có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng; có vợ chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Theo đó; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha; mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Cản trở kết hôn; yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Bất lợi khi bị xử lý hình sự

Người ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người đang có vợ; có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng; có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng, theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015:

– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Chồng có được ly hôn khi vợ đang mang thai không

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015, các cá nhân bình đẳng về quyền ly hôn trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên vì đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ mà pháp luật đã có sự quy định về trường hợp người chồng không có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn; cụ thể như sau:

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp:

– Vợ đang có thai

– Vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Do vậy, với quy định của pháp luật; khi người vợ đang mang thai; sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng không được quyền đơn phương ly hôn.

Cũng theo quy định trên; luật chỉ hạn chế quyền được yêu cầu xin ly hôn của người chồng khi vợ đang có thai; sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; mà không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Do đó; người vợ dù đang có thai nếu có nguyện vọng thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; hành vi ngoại tình là vi phạm pháp luật; tùy vào mức độ vi phạm sẽ gánh chịu những bất lợi pháp lý tương ứng; ví dụ như: bất lợi trong việc chia tài sản chung khi ly hôn;… Ngoài ra; hành vi ngoại tình mà xâm phạm đến chế độ 1 vợ 1 chồng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Những bất lợi pháp lý đối với người ngoại tình ”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nếu không đăng ký kết hôn mà yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết thế nào?

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn ở đâu ?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; có thể nộp hồ sơ để làm thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú; hoặc theo nguyện vọng của nguyên đơn trong một số trường hợp. Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Có thực hiện rút đơn ly hôn đơn phương được không?

Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; đương sự có quyền chấm dứt; thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện; không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, người nộp đơn xin ly hôn hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để cân nhắc thêm khi đưa ra quyết định cuối cùng.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận