Tấn công công an xã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

11/11/2021
Tấn công công an xã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật
502
Views

Một nhóm thanh niên tụ tập, không đeo khẩu trang và có cầm hung khí. Khi phát hiện tổ tuần tra đã bỏ chạy; chỉ còn lại Đào Tuấn Thành (sinh năm 2002). Trong lúc chờ thêm lực lượng đến hỗ trợ đưa Thành về công an xã làm việc thì Võ Văn Hiếu, Nguyễn Hùng Đầy (cùng sinh năm 1998) và Võ Phúc Hậu (sinh năm 2003) quay lại hiện trường. Tại đây, các đối tượng đã tấn công và dùng vỏ chai bia bằng thủy tinh, cây dũ ba khúc đánh đồng chí An và đồng chí Duy bị thương, phải đưa đi cấp cứu.Chiều ngày 10.11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng trên. Vậy hành vi Tấn công công an xã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 208/2013/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ – CP

Nội dung tư vấn

Hành vi Tấn công công an xã có thể bị khỏi tố với tội Chống người thi hành công vụ. Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự

Người thi hành công vụ là ai?

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP:

“Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.”

Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.”

Hành vi chống người thi hành công vụ là gì?

Theo khoản 2 điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP:

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh; yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

+ Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ).

+ Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

Mặt chủ quan của tội phạm

Là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.

Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.

Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực; hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp nói tại Điều 93, 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ; vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ

Tấn công công an xã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Xử lý hình sự

Hành vi Tấn công công an xã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội chống người thi hành công vụ. Với các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác; cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức

b) Phạm tội 02 lần trở lên

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên

đ) Tái phạm nguy hiểm

Xử phạt hành chính

Nghị định 167/2013/NĐ – CP có quy định:

Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

Theo đó, thì tùy vào hành vi cũng như mức độ chống đối của người thực hiện mà người đó sẽ bị xử phạt tiền với các mức khác nhau quy định tại Điều này, từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu người phạm tội thực hiện hành vi với mức độ nghiêm trọng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giải quyết vấn đề

Hành vi Tấn công công an xã là hành vi chống người thi hành công vụ. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tấn công công an xã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chống người thi hành công vụ phải chịu hình phạt gì ?

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hình phạt Tội gây rối trật tự công cộng?

Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:
– Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận