Thủ tục công chứng giấy ủy quyền thực hiện thế nào?

31/10/2021
Thủ tục công chứng giấy ủy quyền thực hiện thế nào?
803
Views

Giấy ủy quyền là vấn đề quen thuộc trong đời sống hiện nay. Và nó càng trở nên phổ biến hơn khi cuộc sống của chúng ta ngày một bận rộn. Bởi khối lượng công việc quá nhiều, do đó nhiều người không thể tự mình thực hiện các giao dịch, giao kết hợp đồng,… Vậy giấy ủy quyền là gì? Trình tự thực hiện thủ tục công chứng giấy ủy quyền thực hiện như thế nào? Có yêu cầu các giấy tờ như trích lục khai tử, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi công chứng giấy ủy quyền không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Thông tư số 01/2020/TT-BTP

Quyết định số 1024 của Bộ Tư pháp

Luật công chứng năm 2014

Nội dung tư vấn

Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.

Định nghĩa về giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một; hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp xảy ra:

  • Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý; và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết; thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện; kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
  • Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc; và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó; thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);

+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).

Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Đối tượng của công chứng

Về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tiễn, mọi giấy tờ, văn bản hợp đồng cần chứng minh tính xác thực, tính hợp pháp để phục vụ cho các việc giao dịch đều có thể yêu cầu công chứng. Các giấy tờ, văn bản bao gồm các giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bằng, giấy phép, V.V., do các cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền cấp; các giấy tờ do cá nhân lập ra như di chúc, giấy uỷ quyền, chữ ký, V.V., và hợp đồng các loại đều có thể trỏ thành đối tượng của hành vi công chứng.

Pháp luật hiện hành chia các đôì tượng của hành vi công chứng thành hai loại:

+ Loại bắt buộc phải có công chứng mới có giá trị chứng cứ

+ Loại không bắt buộc phải có công chứng

Thủ tục công chứng giấy ủy quyền thực hiện thế nào?

Các trường hợp chứng thực chữ ký

Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP gồm:

– Nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp không được ủy quyền;

– Nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

– Nhờ trông nom nhà cửa;

– Vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội của các thành viên trong hộ gia đình.

Ngoài những trường hợp này thì không thực hiện chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền mà phải thực hiện thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Hồ sơ cần thiết

Để thực hiện chứng thực chữ ký, bên ủy quyền cần chuẩn bị:

– Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hạn…

– Giấy tờ về quan hệ hôn nhân nếu bên ủy quyền là hai vợ chồng, người đã ly hôn…

– Giấy tờ về nội dung ủy quyền: Sổ hưu, trợ cấp, phụ cấp…

Đồng thời, bên ủy quyền cũng phải chuẩn bị giấy tờ tùy thân cùng hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.

Cơ quan thực hiện

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực chữ ký giấy ủy quyền được thực hiện tại các địa điểm sau đây:

– Phòng Tư pháp cấp huyện (theo khoản 1).

– Ủy ban nhân dân cấp xã (khoản 2).

– Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (khoản 3).

– Công chứng viên của Phòng/Văn phòng công chứng (khoản 4).

Lưu ý: Có thể thực hiện chứng thực chữ ký giấy ủy quyền tại bất cứ địa phương nào không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu nếu nội dung ủy quyền liên quan đến động sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục công chứng giấy ủy quyền thực hiện thế nào?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng đối với cá nhân, tổ chức khác?

Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
– Giả mạo người yêu cầu công chứng;
– Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
– Cản trở hoạt động công chứng.

Ý nghĩa của việc công chứng?

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Lệ phí công chứng?

Mức thu phí chứng thực chữ ký giấy ủy quyền được quy định tại Quyết định số 1024 của Bộ Tư pháp, cụ thể:
– Tại Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng: 10.000 đồng/trường hợp.
– Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận