Hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện bị xử phạt ra sao?

31/10/2021
Hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện bị xử phạt ra sao?
831
Views

Gây rối trật tự tại bệnh viện là hành vi vi phạm pháp luật; ảnh hưởng đến các y bác sĩ và bệnh nhân. Vậy theo quy định hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm tắt vụ việc

“(CAO) Ngày 29-10, Phòng CSHS Công an tỉnh Đồng Tháp; vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Huỳnh Anh Thiện (SN 1982); và Lê Thành Tài (SN 1981, cùng ngụ TP.Sa Đéc); về hành vi gây rối trật tự công cộng. 

Theo điều tra, trước đó vào tháng 6-2021, hai nhóm của Thiện và Tài mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau.

Trong lúc xô xát, Trần Tấn Phúc (SN 1999, ngụ địa phương); đã cầm dao đâm Nguyễn Văn Long (SN 1996) tử vong.

Sau đó khi đến khoa cấp cứu Bệnh viện Sa Đéc; thì 2 nhóm lại tiếp tục cầm hung khí la lối gây mất an toàn trật tự.

Quá trình điều tra, Công an đã khởi tố và bắt tạm giam Phúc về tội giết người; cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.”

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Gây rối trật tự tại bệnh viện là hành vi vi phạm pháp luật

Gây rối trật tự tại bệnh viện là một trong những hành vi gây rối trật tự công cộng. Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Gây rối trật tự tại bệnh viện làm ảnh hưởng đến công việc của các y bác sĩ; làm ảnh hưởng đến bệnh nhân; làm gián đoạn; gây náo loạn ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện; do vậy hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hành vi vi phạm.

Hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện bị xử phạt ra sao?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện

Gây rối trật tự tại bệnh viện nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm d Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có thể bị phạt tiền như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

Như vậy người có hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện như có lời nói thiếu văn hóa chửi rủa người khác đánh nhau; mang vũ khí; … có thể bị phạt tiền tùy vào hành vi vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện

Gây rối trật tự tại bệnh viện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; khi có các hành vi như sau với tính chất nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng:

Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội gây rối trật tự công cộng, cụ thể như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậỵ khi một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng thì có thể bị phạt tù ít nhất là 3 tháng và nhiều nhất là đến 07 năm tù.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi gây rối trật tự tại bệnh viện bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ ốm dài ngày có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Khoản 5 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.

Người đang điều trị Covid-19 được hỗ trợ ra sao?

Theo Điều 26 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về mức hỗ hỗ trợ đối với người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế như sau:
– Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.
– Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy có bị đi tù không?

Căn cứ Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
……….
Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.”

Như vậy người gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy có thể đối mặt với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận