Thang máy rơi gây chết người trách nhiệm thuộc về ai?

23/10/2021
Thang máy rơi gây chết người trách nhiệm thuộc về ai?
854
Views

Thang máy gây tai nạn chết người có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong vụ tai nạn thang máy chung cư gây hậu quả chết người; cơ quan chức năng cần xem xét để có kết luận nguyên nhân của tai nạn chết người; để quy trách nhiệm thuộc về ai. Vậy trước tiên theo quy định pháp luật thì thang máy rơi gây thiệt hại; thang máy rơi gây chết người trách nhiệm thuộc về ai?. Liên quan đến vấn đề này; vừa qua một vụ việc thương tâm đã xảy ra khi thang máy rơi tù tầng 7 đã khiến một cô gái trẻ tử vong

“Sáng 22/10, lãnh đạo Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết; cơ quan chức năng đang điều tra cái chết của cô gái trẻ do bị rơi trong hầm thang máy.

Theo đó, sự việc xảy ra khoảng 23h ngày 19/10; tại một tòa nhà cao tầng trên phố Kim Mã, phường Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội).

Nạn nhân là chị N.H.A. (SN 2000, trú tại phố Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa).

Báo Công an nhân dân thông tin, khoảng 23h ngày 19/10; tại tòa nhà cao tầng trên phố Kim Mã, chị N.H.A cùng chị N.Q.N (SN 1998, ở phường Kim Mã, quận Ba Đình) đi thang máy từ tầng 8 xuống tầng 1 của tòa nhà. Khi thang máy di chuyển tới tầng 7 đã xảy ra sự cố, khiến hai người bị mắc kẹt bên trong.

Lúc này, 2 cô gái đã gọi cứu hộ thang máy; và được bảo vệ tòa nhà hỗ trợ mở cửa thang máy. Tuy nhiên, trong lúc chị N.H.A trèo từ tầng 7 ra; đã bất ngờ bị rơi theo hầm thang máy xuống tầng 1. Nạn nhân sau đó được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu nhưng đã tử vong.”

Trách nhiệm của các bên khi thang máy rơi gây chết người

Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư trong việc bảo trì thang máy

Căn cứ Điều 11 Thông tư 02/2016/TT-BXD về Bảo trì nhà chung cư

“1. Hoạt động bảo trì nhà chung cư bao gồm việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư; kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy; thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư.

2. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này.

Như vậy chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì nếu thang máy; là phần sở hữu riêng; nếu là phần sở hữu cung nhà chung cư thì có trách nhiệm đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì.

Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư trong việc bảo trì thang máy

Điều 105 Luật Nhà ở 2014 về Quản lý vận hành nhà chung cư

1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:

a) Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện;

Điều 10 của Thông tư 02/2016/TT-BXD về quản lý vận hành nhà chung cư

“1. Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm các công việc sau đây:

a) Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;

2. Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 105 của Luật Nhà ở thì tất cả các công việc quy định tại Khoản 1 Điều này phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện; chủ sở hữu, người sử dụng không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành…...

Như vậy đơn vị có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư; sẽ có trách nhiệm trong các vấn đề liên quan đến hư hỏng, bảo trì của thang máy.

Trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư trong việc bảo trì thang máy

Điều 104 Luật nhà ở năm 2014 quy định:

“Điều 104. Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư

1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:

a) Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;

b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;

…………..

d) Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật này.

Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì.…….

Như vậy Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm; về ký hợp đồng với bên có năng lực bảo trì thang máy; đôn đốc giám sát họ thực hiện hợp đồng; nên mọi sự cố của thang máy cũng có liên quan đến Ban quản trị nhà chung cư.

Thang máy rơi gây chết người trách nhiệm thuộc về ai?

Như vậy chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì nếu thang máy; là phần sở hữu riêng; nếu là phần sở hữu cung nhà chung cư; thì có trách nhiệm đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì; nên thang máy rơi họ cũng có trách nhiệm gián tiếp liên quan.

Doanh nghiệp quản lý vận hành chung cư chịu trách nhiệm trực tiếp vì họ là bên bảo trì; bảo dưỡng; chịu trách nhiệm xem xét hoạt động của thang máy; tính an toàn của thang máy

Hoạt động của doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư sẽ phải chịu sự giám sát; theo dõi của Ban Quản lý nhà chung cư. Nếu như không theo dõi kiểm tra hoạt động của thang máy; khiến cho thang máy của tòa nhà bị trục trặc và gây tai nạn chết người;thì Ban quản lý nhà chung cư đó đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

Căn cứ vào quy định trên; 3 cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm khi vụ việc thang máy rơi gây tai nạn chết người xảy ra. Tùy vào mức độ sau khi điều tra nguyên nhân thang máy rơi; các bên sẽ chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Thang máy rơi gây chết người trách nhiệm thuộc về ai?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhà chung cư là nhà như thế nào?

Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Nhà ở công vụ là gì?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện ra sao?

Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời