Phải làm gì khi bị thầy giáo “gạ gẫm” qua tin nhắn

28/10/2021
Phải làm gì khi bị thầy giáo gạ gẫm qua tin nhắn? Quấy rối là gì? Xử lý thế nào khi nữ sinh tố giảng viên gạ tình?
1041
Views

Phải làm gì khi bị thầy giáo gạ gẫm qua tin nhắn? Quấy rối là gì? Xử lý thế nào khi nữ sinh tố giảng viên gạ tình?

Thời gian qua đã xảy ra các vụ việc như thầy giáo nhắn tin “gạ tình”; có lời lẽ khiếm nhã đối với nữ sinh “thầy tán em có được không”; thậm chí bị tố cáo có quan hệ với nữ sinh. Vậy phải làm gì khi bị thầy giáo “gạ gẫm” qua tin nhắn. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Bưu Chính, Viễn Thông, Công Nghệ Thông Tin Và Tần Số Vô Tuyến Điện

Luật Giáo dục năm 2019

Luật Giáo dục Đại học năm 2012

Quấy rối là gì?

Bộ Quy tắc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng quấy rối tình dục có thể bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc; cố tình đụng chạm không mong muốn sờ mó; vuốt ve; cấu véo; ôm ấp; hay hôn cho tới tấn công tình dục; cưỡng dâm; hiếp dâm.

Ngoài ra; quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội; văn hóa và không được mong muốn bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục, những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục

Phải làm gì khi bị thầy giáo “gạ gẫm” qua tin nhắn

Hành vi nhắn tin “gạ gẫm” học sinh có thể cấu thành nên tội hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông để quấy rối; xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác.

Cụ thể; căn cứ theo Điểm 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Bưu Chính, Viễn Thông, Công Nghệ Thông Tin Và Tần Số Vô Tuyến Điện thì:

Hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa; quấy rối; xuyên tạc; vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra; nếu tính chất và mức độ của việc quấy rối; đe dọa; xúc phạm là nghiêm trọng; và có đủ căn cứ; thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng tại Bộ luật Hình sự như: “Tội đe dọa giết người” (Điều 103 Bộ luật Hình sự), “Tội làm nhục người khác” (Điều 121 Bộ luật Hình sự).v.v…

Như vậy; trong trường hợp nhận được tin nhắn quấy rối việc đầu tiên bạn cần làm là không trả lời các tin nhắn đó và thông báo cho người thân hoặc cơ quan quản lý; cơ quan công an….

Xử lý thế nào khi nữ sinh tố giảng viên “gạ tình”

Hành vi lợi dụng quan hệ giảng viên – sinh viên để trù dập những sinh viên từ chối lời đề nghị gặp riêng, cưỡng ép sinh viên quan hệ tình dục là vi phạm Điều 67 và Điều 69 Luật Giáo dục năm 2019 về tiêu chuẩn và nhiệm vụ của nhà giáo:

Điều 67. Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo

1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Đồng thời vi phạm Điều 54 và Điều 58 Luật Giáo dục đại học năm 2012 về giảng viên, nhiệm vụ của giảng viên và các hành vi giảng viên không được làm:

Điều 54. Giảng viên

1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục.

Điều 58. Các hành vi giảng viên không được làm

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác.

2. Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.

3. Lợi dụng danh hiệu nhà giáo và hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này”

Ngược lại, nếu trong trường hợp việc tố cáo là sai thì cần xem xét trách nhiệm của người tố cáo. Việc tố cáo là không đúng sự thật có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Mời bạn xem thêm bài viết:

Xử lý hành vi quấy rối tình dục thế nào?

Hành vi quấy rối tình dục bị xử lý hình sự hay không?

Hành vi quấy rối tình dục, xúc phạm du khách nước ngoài bị xử lý ra sao?

Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Phải làm gì khi bị thầy giáo “gạ gẫm” qua tin nhắn“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Những hành vi nào được xác định là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
– Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
– Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp; qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

– Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục; hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Cùng với đó; theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có trách nhiệm quy định chi tiết; cụ thể các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất; đặc điểm của công việc và nơi làm việc tại bên mình và ghi nhận trong Nội quy lao động.

Quấy rối tình dục nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác; có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Người phạm tội có thể bị xử lý các khung hình phạt cao hơn nếu có các yếu tố tăng nặng.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận