Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

24/10/2021
Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
572
Views

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì? Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản?

Chào luật sư, tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng tôi vẫn muốn có đứa con của mình. Vì vậy, tôi đã nhận đến bệnh viện để thụ tinh nhân tạo, hiện tại thai đã được 02 tháng. Nhưng vợ chồng của chị gái tôi hiếm muộn, nên đã nói hỗ trợ tiền bạc, chăm sóc tôi khi mang bầu. Sau khi tôi sinh thì anh chị sẽ gửi tôi một số tiền lớn để bồi thường và họ lấy đứa trẻ đi; vì họ cho rằng tôi chưa kết hôn thì không nên sinh con. Xin hỏi nếu tôi nhận thì có vi phạm pháp luật không? Cám ơn luật sư!

Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, việc mang thai và sinh con đã không còn khó khăn đối với những vợ chồng hiếm muộn hoặc vô sinh. Cụm từ thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm đã không còn xa lạ với mọi người; phương pháp này giúp những người không thể có con vẫn được làm cha, mẹ. Nhưng đi kèm theo đó có những người không hiểu biết rõ về pháp luật; vì vậy dễ dẫn đến vi phạm về quyền, nghĩa vụ, điều kiện khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vậy pháp luật có quy định thế nào về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản? Khi vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? Luật sư 247 có những giải đáp sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật hình sự năm 2015

Nghị định số 10/2015/NĐ-CP

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì?

Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.

Trong đó, Thụ tinh nhân tạo là thụ tinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung; được tiến hành bằng cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng; sau đó bơm vào buồng tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP giải thích:  Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”.

Thẩm quyền giải quyết

Theo Điều 99 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; cũng như khoản 6 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết; theo quy định điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Điều kiện để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa…”. Như vậy, pháp luật cho phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong hai trường hợp:

Đối với căp vợ chồng vô sinh: Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai”. Các nguyên nhân dẫn đến vô sinh có thể xuất phát từ người đàn ông; và cũng có thể xuất phát từ người phụ nữ. Vô sinh có thể là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con; cũng có thể là đã từng có con, nhưng sau đó mất khả năng này. 

 Đối với phụ nữ độc thân: Khoản 6 Điều 2 Nghị định này quy định: “Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Nghĩa là, tại thời điểm đó, người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân với bất kỳ ai. Mặc dù không muốn bị ràng buộc bởi hôn nhân; nhưng họ vẫn muốn có một đứa con để yêu thương, chăm sóc; đó cũng là một trong những lý do dẫn đến người phụ nữ lựa chọn phương pháp này. 

Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 

Căn cứ Điều 100 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định: “Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điều kiện, quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.” Khi vi phạm có thể bị áp dụng những hình phạt sau:

– Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại.

– Bồi thường thiệt hại

Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là quyền dân sự của cá nhân. Vì vậy, trách nhiệm dân sự đặt ra với các chủ thể khi vi phạm thỏa thuận; hoặc gây thiệt hại trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Căn cứ Điều 11 Bộ luật dân sự năm 2015, quy định phương thức bảo vệ quyền dân sự; trong trường hợp có hành vi vi phạm sự thỏa thuận về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; có thể áp dụng bao gồm: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc thực hiện nghĩa vụ; buộc bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Điều 13 và Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định; khi có thiệt hại do vi phạm quyền, nghĩa vụ gây ra thì bên bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Xử lý hình sự

Nếu hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ vì mục đích thương mại; có tính chất và mức độ nguy hiểm, cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại sẽ cấu thành tội Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 .

Hành vi tổ chức mang thai hộ gồm tổng hợp nhiều hành vi khác nhau; từ việc tạo điều kiện cho bên có nhu cầu mang thai gặp gỡ, trao đổi; và hỗ trợ phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ. Mục đích của người tổ chức mang thai hộ trong trường hợp này là nhận được lợi ích vật chất của bên nhờ mang thai hộ.

Điều 187 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định các khung hình phạt về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Đối với 02 người trở lên; Phạm tội 02 lần trở lên; Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xác định cha, mẹ, con khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Đối với cặp vợ chồng vô sinh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

 Đối chiếu với Điều 88, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau: 

– Việc thụ thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được diễn ra trong thời kỳ hôn nhân. Quan hệ mẹ – con được mặc nhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ; còn quan hệ cha con được xác lập thông qua sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ.

– Việc người vợ có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trước thời kỳ hôn nhân; hoặc con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn mặc dù được cha mẹ thừa nhận là con chung; sẽ không áp dụng quy định trên.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của bên thứ ba cho trứng, tinh trùng, phôi; và là cha mẹ sinh học của đứa trẻ sinh ra. Điều này làm ảnh hưởng đến việc xác định cha, mẹ, con theo huyết thống. Vì vậy, pháp luật đã quy định giữa con được sinh ra và người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi; không tồn tại bất cứ quyền và nghĩa vụ nào; con sinh ra không được hưởng quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.

Đối với phụ nữ độc thân

Theo quy định tại  khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”. Theo đó, người phụ nữ độc thân sinh con đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự tự nguyện và sự kiện sinh đẻ của chính họ. 

Người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hợp họ không có noãn; hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con; giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra. Bởi nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP là: “Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận”.

Đối với trường hợp mang thai hộ

Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.

Đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra. Người mang thai hộ vẫn được công nhận là mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ không được coi là cha mẹ của đứa trẻ cho đến khi hai bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao” quyền làm cha mẹ đối với đứa trẻ.

Đối với người mang hộ nuôi dưỡng phôi đứa trẻ được người mang thai hộ sinh ra; nhưng giữa đứa trẻ và người mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Phôi của người mang thai hộ là do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ; nên xét về mặt sinh học, đứa trẻ sinh ra cùng huyết thống với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ; đồng thời pháp luật cũng không quy định về mối quan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ.

Kết luận

Vậy từ các quy định trên, hành vi vợ chồng chị gái của chị là không phù hợp với pháp luật; chị không nên nhận.

Nếu họ muốn gửi tiền để đổi lấy đứa trẻ mà chị đồng ý nhận tiền; thì tức là chị sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà vì mục đích thương mại; thuộc hành vi bị cấm của luật. Chị có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.

Vì vậy, chị cần từ chối nhận tiền mà nên khuyên vợ chồng chị gái chị muốn có con thì nên đến bệnh viện và thực hiện các thủ tục để thụ tinh nhân tạo; nhờ người mang thai hộ… theo quy định pháp luật.

Mời bạn xem thêm

  1. Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con được quy định thế nào?
  2. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
  3. Ai là người được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định?
  4. Cam kết không mang thai trong thời gian đầu làm việc có vi phạm luật

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Xử lý hành vi vi phạm về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con?

Căn cứ Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Cha không nhận con thì nên làm gì?

– Gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để giải quyết việc xác định cha cho con; Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và xét xử theo thủ tục Tố tụng dân sự.
– Tòa án có thể yêu cầu trưng cầu giám định ADN để xác định quan hệ cha con; người mẹ phải tạm ứng chi phí trưng cầu giám định. Người mẹ có thể cung cấp chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.
– Sau khi xác định được quan hệ cha con, người mẹ có quyền yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu không trực tiếp nuôi con.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận