Sử dụng hè phố để rửa xe bị xử phạt như thế nào?

18/10/2021
Sử dụng hè phố để rửa xe bị xử phạt như thế nào?
804
Views

Hiện nay tại các tỉnh thành phố lớn; việc người dân sử dụng hè phố; lấn chiếm vỉa hè để rửa xe vẫn tiếp diễn mặc dù rất nhiều trường hợp đã bị xử phạt. Vậy theo quy định hiện nay sử dụng hè phố để rửa xe bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Sử dụng hè phố để rửa xe có phải đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 148/2016/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Quản lý thị trường; một số đối tượng sau đây không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành; nghề có điều kiện:

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký; trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP ; có quy định chi tiết về 06 trường hợp không phải đăng ký kinh doanh gồm:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có; hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có; hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến; để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh ……”

Như vậy theo quy định trên thực hiện dịch vụ rửa xe phải đăng ký kinh doanh. Còn hành vi sử dụng hè phố để rửa xe là hành vi bị nghiêm cấm.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng ăn uống

Sử dụng hè phố để rửa xe bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi sử dụng hè phố để rửa xe

Sử dụng hè phố để rửa xe có thể bị xử phạt hành chính; theo Điểm b Khoản 5 và Điểm d Khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức; thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng trái phép lòng đường đô thị; hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy, hành vi sử dụng hè phố để rửa xe; sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi sử dụng hè phố để rửa xe

Sử dụng hè phố để rửa xe; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ như sau:

“Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ

1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

……………..”

Hành vi sử dụng hè phố để rửa xe lấn chiếm lòng lề đường chiếm dụng vỉa hè sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm nếu hành vi ấy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Sử dụng hè phố để rửa xe bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bán quà vặt có phải đăng ký kinh doanh không?

Theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh, trong đó có:
“Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;”
Như vậy theo quy định thì bán quà vặt không phải đăng kí kinh doanh nếu có địa điểm không cố định và bán mặt hàng quà bánh, đồ ăn, nước uống.

Thế nào là bán hàng rong?

 Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định chi tiết về 06 trường hợp không phải đăng ký kinh doanh gồm:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Đánh cầu lông ở vỉa hè có bị phạt không?

Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác 
Như vậy hành vi đánh cầu lông ở vỉa hè bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận