Bên cạnh các vấn đề được quan tâm hiện này như “Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?” hoặc “Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân“ thì vấn đề tiền lương hay các khoản phụ cấp cũng được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là người lao động vì họ là đối tượng liên quan trực tiếp trong vấn đề này. Để giải đáp thắc mắc, Luật sư 247 xin gửi đến bạn đọc bài viết về các khoản phụ cấp của hợp đồng lao động.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.“
Các loại bảo hiểm xã hội hiện nay
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
– BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung
Chương trình hưu trí là tên viết tắt của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm Mục tiêu bổ sung thu nhập cho người tham gia quỹ khi đến tuổi về hưu dưới hình thức tài Khoản hưu trí cá nhân, được đầu tư và tích lũy theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Phụ cấp cho người lao động
Phụ cấp lương là gì?
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
Những loại phụ cấp lương cho người lao động hiện nay bao gồm:
- Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm.
- Chế độ phụ cấp lưu động.
- Chế độ phụ cấp thu hút.
- Chế độ phụ cấp khu vực.
- Chế độ phụ cấp chức vụ
Các khoản bổ sung khác là gì?
– Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
– Các khoản bổ sung khác không bao gồm:
+ Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019;
+ Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động
+ Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Các khoản phụ cấp có tính đóng bảo hiểm không?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại khoản 26 Điều 1 bao gồm:
– Mức lương là lương theo công việc hoặc chức danh.
– Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đủ.
– Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Theo đó, các khoản phụ cấp xác định được mức tiền cụ thể và trả thường xuyên cho người lao động sẽ được tính vào tiền lương để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc.
Các trường hợp không bị tính đóng bảo hiểm
Theo quy định nêu trên, các chế độ và phúc lợi khác mà doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ không bị tính đóng bảo hiểm. Cụ thể gồm:
– Thưởng do kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, tiền thưởng sáng kiến.
– Tiền ăn giữa ca.
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
– Hỗ trợ khi: Người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không xác định được mức tiền cụ thể; trả thường xuyên hoặc không thường xuyên được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các khoản phụ cấp của người lao động có bị tính đóng bảo hiểm không?“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
- Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay
- Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài
Câu hỏi liên quan
– Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động trước ngày 1/7/2010 được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 1/5/2010;
– Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng đến ngày 1/7/2010 chưa hết tuổi lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày mồng 1 tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại khoản 26 Điều 1 được hiểu là các khoản phụ cấp xác định được mức tiền cụ thể và trả thường xuyên cho người lao động sẽ được tính vào tiền lương để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc đối với trường hợp:
Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
– Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền;
– Thông qua tài khoản tiền gửi của NLĐ mở tại ngân hàng;
– Thông qua người sử dụng lao động.