Quyền định đoạt tài sản theo pháp luật hiện hiện hành
Tài sản là thứ tất yếu trong đời sống con người. Pháp luật trao quyền tài sản cho các chủ thể trong xã hội. Một trong các quyền cơ bản về tài sản đó là quyền định đoạt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu sai về quyền định đoạt tài sản. Để có một cái nhìn toàn diện về quyền này,chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề Quyền định đoạt tài sản theo pháp luật hiện hiện hành.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quyền định đoạt tài sản là gì?
Theo điều 192 Bộluật dân sự 2015:
“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”
Chủ thể có quyền định đoạt bằng hành vi, ý chí của mình thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản, tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của chủ thể.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt
Điều kiện về chủ thể
Theo Điều 193 Bộ luật dân sự 2015:
“Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ thể có quyền định đoạt được tự do thực hiện quyền của mình; nhưng không phải chủ thể nào cũng được thực hiện quyền định đoạt. Chủ thể thực hiện quyền định đoạt phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị rơi vào các trường hợp bị hạn chế; mất năng lực hành vi; có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
Việc định đoạt tài sản phải do người có nhận thức đầy đủ; đúng đắn về tài sản đó và việc định đoạt tài sản không được trái quy định của pháp luật; tức việc định đoạt tài sản không được xâm phạm đến lợi ích của chủ thể khác, gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Người không có năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền định đoạt tài sản thông qua người đại diện.
Điều kiện về trình tự, thủ tục
Theo Điều 193 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp pháp luật có quy định trình tự; thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự; thủ tục đó”Đối với một số trường hợp nhất định pháp luật quy định khi định đoạt tài sản phải tuân theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định, thì chủ thể phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Quy định về trình tự, thủ tục định đoạt tài sản mang tính mệnh lệnh; quyền uy bắt buộc các chủ thể phải thực hiện.
Chủ thể có quyền định đoạt tài sản
Thứ nhất: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cho chủ sở hữu có quyền bán; trao đổi; tặng cho; cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật đã trao quyền rất lớn cho chủ sở hữu khi thực hiện quyền định đoạt tài sản.
Thứ hai: Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản sẽ có những hạn chế và trong những trường hợp nhất định.
Theo Điều 198 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu”
Có thể ủy quyền định đoạt tài sản không?
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản, pháp luật đã quy định việc uỷ quyền định đoạt. Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho người khác định đoạt tài sản, người được uỷ quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu.
Hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
Tại Điều 196 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.”
Như vậy, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định. Đó là những trường hợp tài sản bị kê biên; hoặc tài sản đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu các quan hệ đặt cọc; thế chấp chấm dứt; quyết định kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không còn hiệu lực, thì quyền định đoạt của chủ sở hữu được khôi phục.
Trong thực tế có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu; chủ sở hữu không uỷ quyền, việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữu nhưng theo quy định pháp luật những người đó vẫn có quyền.
Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản không?
Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền định đoạt tài sản. Tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”
Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:
- Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.
- Theo quy định của pháp luật.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về quyền định đoạt tài sản. Các chủ thể nên chú ý phạm vi quyền của mình trong các giao dịch dân sự để tránh xảy ra sai sót khi giao kết hợp đồng dân sự.
Mời bạn xem thêm
- Hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu
- Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản theo pháp luật dân sự
- Phân biệt hứa thưởng và tặng cho có điều kiện theo pháp luật dân sự
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quyền định đoạt tài sản theo pháp luật hiện hiện hành”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ vào Điều 180 Bộ Luật Dân sự 2015
“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
Như vậy, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm hai loại là: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp; có thời gian sử dụng; luân chuyển; thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền; hiện vật (vật tư; hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.
Theo từ điển Luật học – Bộ tư pháp thì vật quyền là quyền trực tiếp trên vật; có tác dụng mang lại cho người có quyền toàn bộ hoặc một phần tiện ích kinh tế đó.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì vật quyền được xác định theo hai nội dung: quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản