Người lao động nên đòi quyền lợi thế nào khi bị “đuổi việc”?

08/10/2021
Người lao động nên đòi quyền lợi thế nào khi bị "đuổi việc"?
555
Views

Người lao động được coi là bên yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Việc họ bị “đuổi việc” không có lý do đưa cuộc sống người lao động vào cảnh lao đao. Người lao động nên đòi quyền lợi thế nào khi bị “đuổi việc”? Thế nào là hành vi “đuổi việc”? Để “đuổi việc” người lao động hợp pháp, doanh nghiệp còn phải đảm bảo thủ tục báo trước đối với các trường hợp nào? Người lao động nên tránh gì để không rơi vào cảnh bị”đuổi việc”? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 24/2018/NĐ-CP;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Người lao động nên tránh gì để không rơi vào cảnh bị”đuổi việc”?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019,

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc; theo hợp đồng lao động xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc; trong quy chế của người sử dụng lao động.
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định; mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa; hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước; mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; hoặc sau thời gian mà các bên đã thỏa thuận liên quan đến vấn đề này.
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Người lao động nên đòi quyền lợi thế nào khi bị “đuổi việc”?

Cách 1: Khiếu nại để đòi quyền lợi khi bị đuổi việc

  • Khiếu nại lần đầu: 

+ Tới người sử dụng lao động.

+ Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động thì khiếu nại lần hai hoặc trực tiếp khởi kiện tại Tòa án.

  • Khiếu nại lần hai: 

+ Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Thời hiệu khiếu nại: Trong 30 ngày (45 ngày với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn), kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Thời hạn thụ lý: Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại

+ Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (60 ngày với vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý; ở vùng sâu, vùng xa không quá 60 ngày; 90 ngày với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý.

Nếu không được giải quyết đúng thời hạn; hoặc không đồng ý với việc giải quyết, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.

Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

Căn cứ Điều 188 BLLĐ năm 2019, các bên không bắt buộc phải thực hiện theo cách này; để giải quyết tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, các bên có thể lựa chọn cách này hoặc không.

Cách 3: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án để đòi quyền lợi khi bị đuổi việc

Theo Điều 188 BLLĐ 2019, người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án; theo thủ tục tố tụng dân sự về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao động; mà không cần hòa giải

Căn cứ Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trường hợp này, người lao động sẽ thực hiện việc khởi kiện; tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Để “đuổi việc” người lao động hợp pháp, doanh nghiệp còn phải đảm bảo thủ tục báo trước đối với các trường hợp nào?

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 36 BLLĐ năm 2019 và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải bảm đảo thủ tục sau trong một số trường hợp nhất định:
* Với công việc bình thường:
– Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng và trường hợp (2).
* Với công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên khai thác bay, người quản lý doanh nghiệp,…:
– Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng.
– Ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Trong khi đó, với trường hợp (4) và (6), doanh nghiệp có thể đuổi việc người lao động ngay tức khắc mà không cần báo trước (Khoản 3 Điều 36 BLLĐ năm 2019).

Mức đóng BHTN cho người lao động là bao nhiêu?

Mức đóng BHTN của NLĐ bằng 1% tiền lương tháng, đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN (tại Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH). Trong đó, mức tiền lương đóng tối đa của người lao động:
– Theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng
– Theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng

Thế nào là hành vi “đuổi việc”?

Theo quy định của Bộ luật Lao động, hành vi đuổi việc người lao động được hiểu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động · Tư vấn luật

Để lại một bình luận