Mới đây công an tỉnh Vĩnh Phúc; đã bắt giữ một trường hợp đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook; không đúng sự thật; xúc phạm danh dự, các tổ chức, cá nhân của huyện Yên Lạc trên Facebook gây dự luận xấu. Vậy hành vi đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
“Ngày 4/10, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; bắt giữ đối tượng Phùng Thị Nga; (sinh năm 1981, ở thôn Vật Cách, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc); để điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định.
Theo tài liệu của cơ quan Công an, trong thời gian từ tháng 10/2020 đến nay; Phùng Thị Nga đã sử dụng các tài khoản Facebook có tên “Đy Gia Truyền Thanh Nga”; “Thiết Bị Thông Minh”, “Vũ Hồng Quân” ;và tài khoản Youtube “Dân oan Vĩnh Phúc”; để đăng tải nhiều bài viết, video có nội dung xuyên tạc, nói xấu, đăng tải thông tin sai sự thật lên Facebook; bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín đối với các tổ chức, cá nhân của huyện Yên Lạc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân các lãnh đạo; cũng như vai trò, vị trí, chức năng của các cơ quan Nhà nước; gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân; và ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn.
Khám xét nơi ở của đối tượng thu giữ được nhiều đồ vật; tài liệu có liên quan đến vụ án. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Lạc; đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án; và củng cố hồ sơ xử lý nghiêm minh đối tượng Phùng Thị Nga theo quy định của pháp luật.”
Đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook xử phạt ra sao?
Mức phạt hành chính hành vi đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook
Mục 4 Chương 5 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 xử phạt vi phạm hành chính với hành vi đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook như sau:
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cũng quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân như sau:
“3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Như vậy cá nhân có hành vi đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook
Trường hợp đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook có thể bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Đặc biệt đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook còn có thể sẽ bị truy cứu hình sự về tội sau:
“Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Như vậy hành vi đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook với mức độ nghiêm trọng; có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mời bạn xem thêm
- Dùng nick ảo vu khống trên facebook, phạt đến 3 năm tù
- Nhân viên y tế đánh cán bộ trực chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?
- Cán bộ phòng chống buôn lậu nhận hối lộ bị xử lý như thế nào?
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đăng tải nội dung xuyên tạc trên Facebook xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
Như vậy, đối với việc xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm cán bộ cao nhất là 3.000.000 đồng theo quy định trên.
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan; tổ chức; danh dự; nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng.
Trường hợp nếu hành vi tấn công cán bộ chốt kiểm dịch chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trên thì sẽ bị xử lý hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
• Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ.
• Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ.
• Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.