Chở quá số người quy định có bị phạt không? Chở người quá số lượng quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?
Vào những ngày lễ, tết việc chở quá số người quy định diễn ra rất phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông cũng như sức khỏe; tính mạng của mỗi người dân khi tham gia giao thông.
Theo Báo người lao động ngày 30/04/2021: “Trung tâm chỉ huy giao thông của Cục CSGT nhận được một tin nhắn “kêu cứu” của hành khách trên xe khách biển số 37B-027.05 đi Nghệ An, khi bị nhồi nhét tới mức “nghẹt thở”; Ngay sau đó, thông tin được chuyển tới Đội Tuần tra kiểm soát đường bộ cao tốc số 3; Phòng Hướng dẫn Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ; Cục CSGT (Đội 3) đang thực hiện nhiệm vụ trên tuyến.”
Có thể thấy, tình trạng “nhồi nhét” người lên xe đã không còn là điều xa lạ. Vậy các phương tiện này sẽ bị xử lý ra sao? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
Ô tô chở người trên buồng lái quá số lượng quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Ô tô được chở bao nhiêu người?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt trong giao thông. Đối với các loại xe ô tô chở hành khách; ô tô chở người; các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách; ô tổ chỉ được phép chở số lượng người như sau:
- Xe 09 chỗ: không được chở quá từ 02 người;
- Xe 10 chỗ đến 15 chỗ: không chở quá từ 03 người;
- Xe 16 chỗ đến 30 chỗ: không chở quá từ 04 người;
- Xe trên 30 chỗ: không chở quá từ 05 người.
Ô tô chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị:
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ trường hợp luật định;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy; trừ trường hợp khác theo luật định;
c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định;
d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này …”
Kết luận
Từ các căn cứ trên có thể thấy, một khi trở quá số lượng người cho phép thì người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách; ô tô chở người (trừ xe buýt). Tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng. (Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Căn cứ theo Điểm a, c khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4;… Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;…“
“…c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này; (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; ...”
Xe máy chở người quá số lượng quy định xử phạt như thế nào?
Xe máy được chở tối đa bao nhiêu người?
Người điều khiển xe máy chỉ được phép chở theo một người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người đi xe máy được phép chở thêm tối đa 02 người. Theo khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa 02 người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
Xe máy chở quá số người quy định phạt bao nhiêu tiền?
Nếu người điều khiển xe máy chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có quy định:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe khi:
“a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;…”
Kết luận
Như vậy, nếu xe máy chở thêm 02 người thì sẽ bị xử lý hành chính (trừ trường hợp ngoại lệ), sẽ phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra, người lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; căn cứ điểm b, c khoản 10 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:
“… b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
… Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng:… điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;…”
Mời bạn xem thêm:
- Lái ô tô quá tốc độ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào theo quy định
- Lái xe gây tai nạn chết người bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Người say rượu lái xe gây tai nạn bị xử phạt như thế nào theo quy định
- Đi xe đạp dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chở người quá số lượng quy định bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Người điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm mỗi người bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
– Nếu có người ngồi sau mà không đội mũ bảo hiểm cũng phạt với số tiền bằng người điều khiển xe máy.
– Theo quy định của pháp luật thì xe tải sẽ được phép chở không quá 3 người ngồi trên cabin và không được phép chở người trên thùng xe.
– Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đên 600.000 đồng và tước giấy phép lái xe.
– Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp điều khiển xe máy đi sai làn đường sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.