Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn

02/10/2021
Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn
802
Views

Thực tế, tình trang nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và sinh con diễn ra rất phổ biến. Vậy, chưa đăng ký kết hôn có đăng ký khai sinh cho con được không? Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn như thế nào? hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Hộ tịch năm 2014;

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nội dung tư vấn

Có được đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn không?

Đăng ký khai sinh cho con là một thủ tục bắt buộc; mà cha mẹ cần phải làm để bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho đứa trẻ khi sinh ra.

Nam nữ không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn.

Nếu cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con vẫn được làm giấy khai sinh. Nhưng, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ. Tức là, phần tên mẹ hoặc cha sẽ bị bỏ trống nếu người đi đăng ký là người còn lại. Do đó, khi muốn giấy khai sinh của con có đầy đủ thông tin về cha, mẹ thì phải làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có thể bị phạt.

Nếu cha, mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con được; thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Vì vậy, nếu muốn ghi tên bố trong giấy khai sinh của con thì phải làm thủ tục nhận cha con tại cơ quan hộ tịch cấp xã, nếu thấy việc nhận con là đúng quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo 01 trong 02 cách sau:

Đăng ký khai sinh có tên cha

Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn; mà muốn khai sinh cho con có tên cha thì cần tiến hành làm đồng thời hai thủ tục: thủ tục nhận cha con và thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Tờ khai đăng ký khai sinh.

Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu).

Giấy chứng sinh.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định; hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước; hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con; thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Các giấy tờ này nộp cho UBND xã nơi cư trú của trẻ để được giải quyết (trường hợp không có yếu tố nước ngoài). Khi đó:

Họ, chữ đệm, tên, dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

Quốc tịch được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Nơi sinh, giới tính được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế cấp.

Quê quán của trẻ được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ; hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Đăng ký khai sinh bỏ trống tên cha

Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn; cũng được thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha mẹ có nghĩa vụ khai sinh cho con nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con; được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Trẻ sẽ được khai sinh tại UBND cấp xã nơi người mẹ cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Cụ thể:

Người đi khai sinh cho trẻ nộp tờ khai theo mẫu; Giấy chứng sinh; Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú của mẹ cho UBND cấp xã để tiến hành khai sinh cho trẻ.

Lúc này, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của trẻ được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ. Phần ghi về cha trong Giấy khai sinh của trẻ được để trống.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để áp dụng vào cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký khai sinh; hãy liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khai sinh muộn cho con có bị phạt không?

Theo quy định hiện nay thì việc khai sinh muộn cho con sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, trong khoảng 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú?

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc nguời mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Có được đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú không?

Việc đăng ký khai sinh tại nơi thường trú hay nơi tạm trú đều được pháp luật cho phép. Vì vậy, nếu không thể về nơi thường trú của cha, mẹ trẻ để đăng ký khai sinh thì có thể đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú.

Cha mẹ đang ngồi tù khai sinh cho con như thế nào?

Có 02 cách như sau:
Đăng ký khai sinh lưu động cho trẻ.
Hoặc là ủy quyền cho ông bà, người thân để đăng ký khai sinh cho con.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận