Hệ số lương ngành thuế tính như thế nào?

20/12/2023
Hệ số lương ngành thuế và cách tính lương của công chức thuế
224
Views

Cán bộ, công chức thuế là một trong những vị trí quan trọng nhất ở nước ta bởi hầu như mọi lĩnh vực của đời sống đều liên quan đến thuế. Vì vậy, vị trí này luôn được nhiều người quan tâm và rất nhiều người muốn tham gia thi công chức vào cơ quan thuế. Vậy hệ số lương ngành thuế và cách tính lương của công chức thuế được tính như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của công chức thuế

Công chức thuế là công chức làm việc trong cơ quan thuế nhà nước được bổ nhiệm và là người có chức danh, quyền hạn, nhiệm vụ nhất định để thực hiện các hoạt động liên quan đến thu, kiểm soát và quản lý thuế, quản lý ngân sách nhà nước. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của công chức thuế như sau:

NgạchTiêu chuẩnCăn cứ pháp lý
Kiểm tra viên cao cấp thuế– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm trở lên.- Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị/cao cấp lý luận chính trị, hành chính/giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị.- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước với công chức chuyên viên cao cấp hoặc tốt nghiệp cao đẳng lý luận chính trị, hành chính.Khoản 4 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC.
Kiểm tra viên chính thuế– Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm.- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước với ngạch chuyên viên chính hoặc tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính.Khoản 4 Điều 10 Thông tư 29/2022/TT-BTC
Kiểm tra viên thuế– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.Khoản 4 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC
Kiểm tra viên trung cấp thuếTốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm.Khoản 4 Điều 12 Thông tư 29/2022/TT-BTC
Nhân viên thuếTốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp yêu cầu vị trí việc làm.Khoản 4 Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC
Hệ số lương ngành thuế và cách tính lương của công chức thuế

Hệ số lương ngành thuế của công chức thuế

Cán bộ thuế có trách nhiệm thu thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm thu ngân sách nhà nước phát triển bền vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ xã hội. Hệ số lương ngành thuế luôn được quan tâm. Do vậy chúng tôi đã tổng hợp hệ số lương của công chức thuế như sau:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định về xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành thuế như sau:

Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ

1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:

  • Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036), kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
  • Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
  • Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
  • Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
  • Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
  • Ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032), kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039), kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052), kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222), thủ kho bảo quản (mã số 19.223) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
  • Ngạch nhân viên hải quan (mã số 08.053), nhân viên thuế (mã số 06.040) được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;

Cách tính lương công chức thuế

Công chức thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc liên quan đến lĩnh vực thuế cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh và cộng đồng. Vì nhiệm vụ quan trọng như vậy nên một trong những vấn đề nhiều người quan tâm đó là cách tính lương của công chức thuế, từ tăng mức lương cở sở cho công chức thuế.

Để tính lương cho công chức thuế, có quy định cụ thể tại Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC. Theo đó, lương công chức thuế được tính bằng công thức sau: 

Lương công chức thuế = Hệ số x Lương cơ sở

Hệ số lương áp dụng bảng lương được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Để tính lương, ta sẽ nhân hệ số lương với lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên cần lưu ý rằng Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 vào ngày 11 tháng 11 năm 2022. Theo đó, lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng mỗi tháng lên 1,8 triệu đồng mỗi tháng bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

Vì vậy, khi tính lương cho công chức thuế từ thời điểm 1/7/2023 trở đi, sẽ nhân hệ số lương với lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hệ số lương ngành thuế và cách tính lương của công chức thuế” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đổi tên giấy khai sinh cho con… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Công chức thuế có được làm kế toán không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định về điều kiện đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán như sau:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
– Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
– Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Từ quy định trên có thể thấy công chức viên chức thuộc đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

Để được làm công chức thuế cần những phẩm chất như thế nào?

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất của công chức thuế:
Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.