Quy trình tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã thế nào?

23/11/2023
Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã
254
Views

Cán bộ, công chức cấp xã được tuyển dụng thông qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức xét tuyển, tuyển thẳng hoặc thi tuyển. Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã cũng tương tự như tại các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Viện Kiểm sát. Quy trình tuyển dụng này cũng phải trải qua thời gian dài tổ chức và đánh giá kết quả. Vậy pháp luật quy định về quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 112/2011/NĐ-CP;
  • Nghị định 34/2019/NĐ-CP.

Quy trình tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã là những người làm việc trong Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,… tại địa phương. Khi làm việc tại các cơ quan này, cán bộ, công chức cấp xã phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Dưới đây là quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay.

Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 112/2011/NĐ-CP; điều này được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai ít nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng công chức về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng và chức danh công chức cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển.

2. Người đăng ký dự tuyển công chức phải nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính.

3. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày sau ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng.

4. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng và gửi thông báo tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

Như vậy, bạn thấy rằng theo quy trình tuyển dụng công chức cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phải niêm yết ít nhất 1 lần trên phương tiện thông tin đại chúng.

Việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã như thế nào?

Việc tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã phải được thực hiện theo quy định pháp luật và đúng quy trình pháp luật quy định. Để được dự thi kỳ thi tuyển công chức cấp xã, người dự thi phải nộp đầy đủ hồ sơ được yêu cầu. Dưới đây là quy định pháp luật về Phiếu đăng ký dự tuyển thi công chức cấp xã hiện nay mà bạn nên biết.

Căn cứ Điều 18 Nghị định 112/2011/NĐ-CP quy định về việc tổ chức tuyển dụng (khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) như sau:

Điều 18. Tổ chức tuyển dụng

1. Khi hết thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, chậm nhất là 10 ngày trước khi tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng.

2. Trường hợp số lượng người đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng công chức cấp xã trong phạm vi quản lý của cấp huyện dưới 20 người thì không phải thành lập Hội đồng tuyển dụng; Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.”

Như vậy, bạn thấy rằng khi hết thời gian nhận Phiếu đăng ký dự tuyển thì chậm nhất là 10 ngày trước khi tổ chức thi hoặc xét tuyển thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thành lập Hội đồng tuyển dụng.

Tuy nhiên trong trường hợp số lượng người đăng ký trong một kỳ tuyển dụng công chức cấp xã quá ít dưới 20 người thì không cần phải thành lập Hội đồng tuyển dụng.

Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã
Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã

Điều kiện đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã ra sao?

Để trở thành công chức cấp xã, bạn phải đáp ứng những điều kiện dự thi và phải có kết quả trúng tuyển khi tham gia kỳ thi tuyển dụng. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã, chẳng hạn như người tốt nghiệp đại học loại giỏi trong nước hoặc loại khá ở nước ngoài sẽ được xét tuyển mà không cần thi tuyển. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về Điều kiện đặc biệt trong tuyển dụng; (Điều này được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) như sau:

Điều 21. Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng

1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã quy định tại Điều 6 Nghị định này và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:

a) Người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi ở trong nước hoặc đạt loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;

b) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng.

2. Công chức cấp xã được bầu giữ chức vụ quy định là cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ (không trong thời hạn bị kỷ luật) thì được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận trở lại. Trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này được bố trí chức danh theo đúng chuyên ngành đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày được tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp lương phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng.

4. Việc tuyển dụng công chức cấp xã đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

a) Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; 01 ủy viên là lãnh đạo phòng Nội vụ, kiêm Thư ký Hội đồng; 01 ủy viên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến bố trí công chức sau khi được tiếp nhận; các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển; sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu chức danh công chức cần tuyển, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch; Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, bạn thấy rằng pháp luật quy định rất rõ ràng về trường hợp của bạn, đã tốt nghiệp loại giỏi trong nước thì sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng mà không cần qua thi tuyển, xét tuyển. Có nghĩa rằng bạn sẽ được tuyển thẳng vào đúng vị trí phù hợp với chuyên ngành bạn đã được đào tạo.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai mới nhất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Số lượng cán bộ cấp xã theo đơn vị hành chính cấp xã là bao nhiêu người?

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
– Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;
– Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

Số lượng công chức cấp xã tăng thêm khi nào?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:
– Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;
– Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.

Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã là gì?

– Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.
– Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.