Cắt giảm biên chế ngành giáo dục như thế nào?

15/11/2023
Cắt giảm biên chế ngành giáo dục như thế nào?
222
Views

Chào Luật sư năm nay con tôi vào đại học. Gia đình có định hướng cho cháu làm bác sĩ nhưng cháu không chịu, cháu nói muốn theo ngành giáo dục và thi sư phạm toán. Tôi cũng có thường xuyên xem tin tức thì thấy hiện nay đang thực hiện cắt giảm biên chế ngành giáo dục. Tôi sợ sau này con tôi khi ra trường xin việc làm khó. Không biết hiện nay những quy định liên quan cắt giảm biên chế ngành giáo dục thế nào? Ai sẽ thuộc đối tượng bị cắt giảm biên chế ngành giáo dục? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Cắt giảm biên chế ngành giáo dục hiện nay như sau:

Cắt giảm biên chế là gì?

Hiện nay nhà nước ta đang thực hiện chính sách cắt giảm biên chế để hoạt động hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa rằng bộ máy nhà nước được tinh gọn hơn nhưng chất lượng chứ không tập trung nhiều vào số lượng. Vậy khái niệm cắt giảm biên chế liệu đã được nhiều người biết đến chưa? Khái niệm cắt giảm biên chế là:

Cắt giảm biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác. Người trong diện tinh giản biên chế được giải quyết chế độ chính sách cho thôi việc, được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và một khoản tiền khi về hưu trước hạn.

Những lưu ý khi cắt giảm biên chế giáo viên trong ngành giáo dục

Hiện nay khi cắt giảm biên chế giáo viên thì đã có kế hoạch và những điều kiện cụ thể. Những điều kiện này có thể liên quan trực tiếp từ năng lực chuyên môn của giáo viện và những yếu tố khác nữa. Sau đây chúng tôi sẽ tư vấn về những lưu ý khi cắt giảm biên chế giáo viên trong ngành giáo dục hiện nay là:

Khoản 1 Điều 72, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 quy định tiêu chuẩn mới về trình độ đào tạo của giáo viên các cấp:

– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non.

– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Những giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình nâng chuẩn cụ thể với mỗi địa phương.

Cắt giảm biên chế ngành giáo dục như thế nào?

Sau khi tìm hiểu về những lưu ý cần biết đến khi cắt giảm biên chế ngành giáo dục thì tiếp theo chính là quy định về cắt giảm biên chế. Những quy định này gồm nội dung, ý chí được ban hành bởi những cơ quan có thẩm quyền, trình tự và thủ tục thực hiện việc cắt giảm biên chế ngành giáo dục và những vấn đề liên quan. Cắt giảm biên chế ngành giáo dục hiện nay gồm:

Căn cứ vào điều 6 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV năm 2018 hợp nhất Nghị định về chính sách tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ ban hành quy định về các trường hợp tinh giản biên chế thì giáo viên thuộc các trường hợp sau cũng sẽ bị tinh giản:

– Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

– Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nên bị hạn chế năng lực, không thể bố trí việc làm khác hoặc giáo viên đó tự nguyện tinh giản và được cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý.

– Tại thời điểm tinh giản biên chế, có 1 năm được phân loại hoàn thành nhiệm vụ, 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

Cắt biên chế thì giáo viên vẫn được hưởng lương?

Hiện nay nếu như cắt giảm biên chế thì cũng ảnh hưởng đến những đối tượng bị cắt giảm. Vậy những đối tượng này có được hỗ trợ gì hay không? Cắt biên chế thì giáo viên vẫn được hưởng lương đúng không? Quy định về cắt biên chế giáo viên và hướng giải quyết vấn đề về lương cho họ như thế nào? Vấn đề này hiện nay như sau:

Tại Công văn 3043/BGDĐT-NGCNQLGD ban hành tháng 7/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tinh giản biên chế theo hướng không cắt giảm cơ học chỉ tiêu biên chế giao hằng năm mà làm tốt việc đánh giá phẩm chất, năng lực theo chuẩn nghề nghiệp để làm căn cứ tinh giản biên chế.

Dù tinh giản biên chế vẫn phải bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên theo môn học và ưu tiên biên chế được giao để tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới ở phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới và được hưởng chính sách của Nhà nước.

Theo Nghị định 113, giáo viên nếu thuộc trường hợp tinh giản biên chế, vẫn được hưởng các chính sách, hỗ trợ bằng tiền lương của tháng hiện hưởng, cụ thể như sau:

– Chính sách về hưu trước tuổi: Được trợ cấp nhiều nhất là 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội;

– Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước: Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng và 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

– Chính sách thôi việc ngay: Được trợ cấp 03 tháng lương để tìm việc làm và 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

– Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề: Trợ cấp tối đa 06 tháng tiền lương để đóng cho cơ sở dạy nghề và 03 tháng tiền lương để tìm việc làm…

Như vậy, khi đáp ứng yêu cầu của chính sách tinh giản biên chế nào thì giáo viên sẽ được trợ cấp, hỗ trợ bằng tiền lương hiện hưởng theo mức của chính sách đó.

Cắt giảm biên chế ngành giáo dục như thế nào?

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề cắt giảm biên chế ngành giáo dục như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cắt giảm biên chế ngành giáo dục như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đang xem xét kỷ luật, công chức sẽ không bị tinh giản biên chế có đúng không?

Nếu cán bộ, công chức, viên chức thuộc một trong 07 đối tượng nêu trên sẽ có khả năng bị xem xét tinh giản biên chế. Tuy nhiên, có 03 trường hợp ngoại lệ sau:
– Người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chuyển sang làm việc ở nơi khác có được nhận trợ cấp không?

Điều 9 Nghị định số 108 nêu rõ, nếu tinh giản biên chế mà được chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước thì được trợ cấp:
– 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
– ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Trong đó, với những người đã làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập khi nơi này chuyển sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc… không thuộc trường hợp được hưởng chế độ, chính sách này.

Thôi việc khi tinh giản biên chế được hưởng trợ cấp thế nào

Có không ít người không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hoặc được chuyển sang tổ chức khác làm việc. Vậy trong những trường hợp này, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể thôi việc. Trong đó, có 02 loại thôi việc là thôi việc ngay và thôi việc sau khi học nghề.
Thôi việc ngay
Trong trường hợp này, người thuộc đối tượng tinh giản biên chế sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như:
– 03 tháng tiền lương hiện hưởng để đi tìm việc làm;
– 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Khoản trợ cấp này áp dụng với nam dưới 53 tuổi và nữ dưới 48 tuổi hoặc nam dưới 58 tuổi và nữ dưới 53 tuổi không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi.
Thôi việc sau khi học nghề
Khi những người có tuổi dưới 45 tuổi, đang đảm nhận công việc không phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.