Bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không?

30/09/2021
Bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không?
1320
Views

Trong nhiều trường hợp, người có hành vi vi phạm giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Vậy, Giấy phép lái xe là gì? Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì có được lái xe không? Cách tính thời hạn tước Giấy phép lái xe như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép; chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông; tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt; xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Bị tước Giấy phép lái xe có được chạy xe không?

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân; tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông (theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng. Để biết cụ thể các lỗi bị tước Giấy phép lái xe, bạn đọc xem thêm tại đây.

Cũng theo đó; trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Mặt khác, tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

  1. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân; tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép; chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Căn cứ các quy định nêu trên; trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe; nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra; thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.

Cách tính thời hạn tước Giấy phép lái xe

Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định:

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép; chứng chỉ hành nghề của cá nhân; tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giừ được giấy phép; chứng chỉ hành nghề của cá nhân tổ chức vi phạm; thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành; của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép; chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Làm thời vụ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Hướng dẫn chuyển từ đóng BHXH bắt buộc sang tự nguyện năm 2021

Câu hỏi liên quan

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép mà vẫn thực hiện các hoạt động ghi trong giấy phép thì sao?

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép là bao lâu?

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước là mức tối thiểu của khung thời gian tước; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước là mức tối đa của khung thời gian tước.

Trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép ít hơn thời hạn bị tước thì sao?

Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận