Chào Luật sư, UBND xã X hiện đang tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết việc không tuân thủ các quyết định nhà giải tranh chấp đất đai giữa tôi và hộ ông Lê Bé. Và theo như tôi được biết, nếu phía cơ quan chịu nhận hồ sơ của tôi thì sẽ ban hành quyết định thủ lý hồ sơ khiếu nại. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam, Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thủ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam
Để có thể đảm bảo việt nhận hồ sơ khiếu nại của người dân không bị chậm trễ, nhà nước pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc thủ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam như thế nào và trong khoảng thời gian bao lâu.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thụ lý giải quyết khiếu nại như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam
Để có thể biết được quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam gồm có những nội dung gì thì bạn cần phải có sự tìm hiểu sơ nét về quy định về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần thứ hai tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
– Nội dung khiếu nại;
– Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
– Kết quả đối thoại (nếu có);
– Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
– Kết luận nội dung khiếu nại;
– Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
– Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
– Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Quy định về gửi quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam
Để quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam có thể đến tay người yêu cầu hoặc người bị yêu cầu thì phía cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy định về việc gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại một cách cụ thể.
Theo quy định tại Điều 41 Luật Khiếu nại 2011 quy định về gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
– Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
– Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại;
– Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết đơn khiếu nại có hiệu lực khi nào?
Sau khi giải quyết xong vụ việc khiếu nại, thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật để các bên trong quan hệ khiếu nại vừa được giải quyết chấp hành và tuân thủ.
Theo quy định tại Điều 44 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
– Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
– Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xét xử trốn nghĩa vụ quân sự như thế nào theo quy định?
- Xét xử trốn nghĩa vụ quân sự năm 2023 như thế nào?
- Không đi khám nghĩa vụ quân sự phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quyết định thụ lý đơn khiếu nại chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quyết định thụ lý đơn khiếu nại tại Việt Nam“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về luật thừa kế đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người giải quyết khiếu nại.
– Người khiếu nại.
– Người bị khiếu nại.
– Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.