Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?

12/06/2023
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?
247
Views

Chào Luật sư, do quá bức xúc về thái độ giải quyết tranh chấp đất đai tại xã có phần hơi thiện vị của một cán bộ địa chính, nên tôi đã quyết định làm đơn khiếu nại về quyết định hoà giải tranh chấp đất đai của tôi. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải làm gì trong trường hợp của tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?, Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Khiếu nại là gì?

Tại Việt Nam, việc khiếu nại hành vi, lối ứng xử hoặc một quyết định không hợp lý của phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên bạn có biết bản chất thật sự của khiếu nại là như thế nào hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:

– Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hồ sơ yêu cầu giải quyết các vụ việc khiếu nại tại Việt Nam

Để có thể yêu cầu phía cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho bạn thì, bản thân người có yêu cầu phải tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết các vụ việc khiếu nại tại Việt Nam đến cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:

– Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

  • Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
  • Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
  • Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
  • Quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tại Việt Nam

Để biết được đâu là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu khiếu nại cho bạn thì bạn cần phải biết được người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của bạn tại Việt Nam là bao gồm những người nào.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:

– Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước được tổ chức ở trung ương và địa phương để tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Địa điểm tiếp công dân là nơi tiếp công dân do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bố trí để tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân; bảo đảm các điều kiện cần thiết để tiếp công dân; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?

Sau khi tiếp nhận được đơn hoặc hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại, thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ phải báo cáo lại với người đứng đầu, và phải xem xét và nghiên cứu cách thức giải quyết mâu thuẩn khiếu nại một cách tốt nhất.

Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:

– Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

– Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 

  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

– Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ LSX

Luatsu247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải làm gì?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu được tính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu được tính như sau:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Quy định về gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong giải quyết khiếu nại?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.