Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới 2023

22/05/2023
Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới năm 2023
429
Views

Với mục đích rằng tạo điều kiện cho người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, Bộ luật Lao động năm 2019 hiện hành đã có những quy định về việc giảm thời gian làm việc để đảm bảo sức khỏe cho những người lao động này. Dưới đây là mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới năm 2023 mà Luật sư 247 muốn chia sẻ đến bạn đọc và những quy định liên quan về chế độ thai sản đối với lao động nữ, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về bảo vệ thai sản như thế nào?

Chế độ thai sản là một trong những chế độ đặc biệt khi người lao động khi họ tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với lao động nữ, chế độ được quan tâm nhiều tới đó chính là chế độ thai sản, pháp luật có quy định về việc bảo vệ thai sản, chi tiết như sau:

Căn cứ theo quy định tại  Khoản 2 và Khoản 4, Điều 137, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về bảo vệ thai sản nêu rõ:

“2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

“4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Như vậy, người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Đồng nghĩa với việc có thể về sớm hoặc đến làm trễ hơn giờ làm việc 1 tiếng. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Bảo vệ thai sản cũng chính là việc bảo vệ mầm non tương lai của đất nước. Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đã có những quy định về chế độ thai sản, quy định chi tiết về trình tự thủ tục giải quyết chế độ thai sản này. Và theo phân tích nêu trên, người lao động khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Để có thể được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng, người lao động cần cung cấp cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc các giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Như vậy, pháp luật quy định về chế độ bảo vệ thai sản nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ tại nơi làm việc, vừa có thể thực hiện tốt trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình.

Để có thể về sớm trước 1 tiếng khi mang thai, người lao động cần có yêu cầu, thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động nơi đang làm việc.

Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới năm 2023

Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới năm 2023

Hướng dẫn ghi Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng

Hiện nay đơn xin nghỉ chế độ thai sản không có mẫu nên người lao động có thể tự viết đơn và gửi cho đơn vị mình đang tham gia lao động. Tuy nhiên, để đơn xin nghỉ việc chế độ thai sản hợp lệ thì người lao động cần phải đảm bảo các nội dung sau đây:

Tên của đơn phải ghi rõ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN.

Cơ quan, đơn vị, bộ phận nhận đơn: ghi rõ đơn vị, cơ quan, bộ phận trực thuộc đơn vị, cơ quan làm việc nhận đơn xin nghỉ việc của người lao động.

Thông tin của người lao động xin nghỉ việc: người lao động ghi đầy đủ các thông tin định danh của người lao động như: họ và tên, ngày sinh, chức vụ, vị trí công tác, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, địa chỉ hiện tại.

Lý do nghỉ việc: người lao động cần ghi rõ lý do nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cụ thể là gì. nghỉ việc khám thai, nghỉ việc sinh con, nghỉ việc chăm vợ sinh con, nghỉ việc do thực hiện các biện pháp triệt sản,….

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản: mặc dù pháp luật đã có quy định về số ngày được nghỉ hoặc trong các giấy tờ trong hồ sơ giải quyết chế độ nhưng người lao động vẫn phải viết rõ nghỉ từ ngày nào đến ngày nào. Việc này giúp cho đơn vị có thể bố trí, sắp xếp công việc sao cho phù hợp với tiến độ công việc được giao.

Ký và ghi rõ họ tên của người lao động viết đơn.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những giấy tờ gì?

Đối tượng chuẩn bị hồ sơ hưởng thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao động chuẩn bị. Trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì người lao động cần tự chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao đông cùng chuẩn bị. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ để hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

Đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:

– Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

– Trường hợp điều trị ngoại trú:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Đối với trường hợp lao động nữ sinh con thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:

– Trường hợp thông thường:

+ Bản sao giấy khai sinh;

+ Hoặc trích lục khai sinh;

+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh.

– Trường hợp con chết sau khi sinh:

Trong trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài chuẩn bị những giấy tờ như trên thì còn có

+ Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;

+ Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

– Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:

Trong trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì ngoài hồ sơ của trường hợp thông thường, có thêm:

+ Bản sao giấy chứng tử;

+ Hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

– Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì cần phải có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:

Đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì cần phải có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

Đối với trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con Có thêm các giấy tờ:

+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

* Đối với trường hợp lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng thì hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

Đối với trường hợp lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản thì hồ sơ bao gồm:

– Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

– Trường hợp điều trị ngoại trú:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Đối với lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con thì hồ sơ bao gồm:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;

+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện nội dung này.

+ Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

* Đối với trường hợp lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì hồ sơ bao gồm:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu đơn chế độ thai sản về sớm 1 tiếng mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Người lao động đã nghỉ việc sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?

Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc thì người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tới cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp 1 lần khi sinh con đối với người lao động là bao nhiêu?

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Lao động nam có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Căn cứ theo Điểm e, Khoản 1, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
+ Lao động nữ đang thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ.
Lao động nam được hưởng chế độ thai sản nếu có đủ 02 điều kiện sau:
– Đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
– Có vợ sinh con.
Như vậy, theo quy định thì trường hợp lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐXH là phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.