Có được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án không?

24/07/2022
Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án hay không?
580
Views

Trọng tài viên là những người có kiến ​​thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm thực tiễn, tư cách tốt, trung thực, khách quan. Vậy muốn làm trọng tài viên thì cần phải có những điều kiện gì? Có được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án không? Mời  các bạn đọc đón xem bài viết của Luật sư 247 chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Luật Trọng tài thương mại 2010

Trọng tài viên là gì?

Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. (Khoản 5 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010).

Điều kiện để trở thành trọng tài viên

Trở thành Trọng tài viên là một hướng đi đầy tiềm năng đối với những người học luật. Vậy, tiêu chuẩn nào để trở thành trọng tài viên thương mại? 

Điều 20, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các tiêu chuẩn của trọng tài viên như sau: 

“Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu thứ hai cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.”

Tuy nhiên, đây chỉ là những điều kiện cần. Những người có đủ các điều kiện trên nhưng thuộc các trường hợp sau thì không được trở thành trọng tài viên: 

“- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.”

Ngoài các điều kiện trên, trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn Luật Trọng tài thương mại đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Theo Điều lệ VIAC, điều kiện trở thành Trọng tài viên VIAC gồm:

1. Điều kiện chung

a) Tuổi từ 30 đến 70;

b) Tốt nghiệp đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ tám năm trở lên, trừ trường hợp chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm;

c) Cam kết giải quyết vụ kiện một cách độc lập, khách quan, công bằng và nhanh chóng;

Ngoài các điều kiện trên, trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn Luật Trọng tài thương mại đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Theo Điều lệ VIAC, điều kiện trở thành Trọng tài viên VIAC gồm:

1. Điều kiện chung

a) Tuổi từ 30 đến 70;

b) Tốt nghiệp đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ tám năm trở lên, trừ trường hợp chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm;

c) Cam kết giải quyết vụ kiện một cách độc lập, khách quan, công bằng và nhanh chóng;

Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án hay không?
Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án hay không?

Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên

– Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

– Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.

– Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

– Được hưởng thù lao.

– Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.

– Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.

– Tuân thủ qui tắc đạo đức nghề nghiệp.

Có được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án không?

Theo Khoản 2 Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

– Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Pháp luật quy định nếu đang là công chức thuộc Tòa án nhân dân thì không thể làm Trọng tài viên thương mại được.

Nguyên đơn có quyền lựa chọn trọng tài viên cho bị đơn không?

Theo  Khoản 1 Điều 40 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về việc lập Hội đồng trọng tài vụ việc như sau: Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc  thành  lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thì Tòa án thực hiện việc chỉ định Trọng tài viên khi có yêu cầu:

– Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình lựa chọn, nếu nguyên đơn có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

– Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, khi hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, mà các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định mà các Trọng tài viên này không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài cho các bên;

– Trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất mà đã hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên.

* Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên. Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho các bên tranh chấp, Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc được lựa chọn về việc thụ lý vụ việc và Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc.

* Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xét đơn yêu cầu chỉ định Trọng tài viên mà không phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu, không phải triệu tập các bên tranh chấp.”

* Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán căn cứ vào quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật trọng tài thương mại 2010, danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật trọng thương mại 2010, khoản 4 Điều 2 và Điều 19 của Nghị định 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Trọng tài thương mại và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định. Quyết định chỉ định Trọng tài viên của Tòa án được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của tòa án hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư 247 là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ định thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc như thế nào?

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính của mình Tòa án được quy định thêm chức năng hỗ trợ hoạt động trọng tài khi các bên tranh chấp yêu cầu. Nhân danh quyền lực nhà nước, Tòa án thực hiện vai trò hỗ trợ trọng tài giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp mà tòa án không thể tự tháo gỡ.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên cần thay đổi theo yêu cầu của 1 bên do nhiều lý do như trọng tài viên có khả năng sẽ thiếu khách quan do quan hệ của trọng tài viên với 1 bên nào đó hoặc bởi sự liên hệ của người này với đối tượng của việc giải quyết tranh chấp hay có thể là các nhân tố không mong muốn:ốm đau, tai nạn…dẫn đến việc trọng tài viên không thể tiếp tục nhận nhiệm vụ của mình. Pháp lệnh quy định thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về các trọng tài viên còn lại của Hội đồng trọng tài.

Các trường hợp phải thay đổi trọng tài viên?

Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài?

Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo qui định của pháp luật.
Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng Trọng tài. (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.