5 lỗi vi phạm giao thông có thể xử phạt ngay mà không cần lập biên bản

08/04/2022
1217
Views

Theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính những lỗi vi phạm đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông có mức phạt dưới 250.000 đồng sẽ bị xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản. Vậy cụ thể là những hành vi nào? 5 lỗi vi phạm giao thông có thể xử phạt ngay mà không cần lập biên bản hiện nay là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là gì?

Theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

5 lỗi vi phạm giao thông có thể xử phạt ngay mà không cần lập biên bản

Như vậy, những trường hợp vi phạm trận tự ATGT đường bộ quy định tại Nghị định 100 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà mức phạt tiền dưới 250.000 đồng lực lượng chức năng sẽ xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản vi phạm. 

5 lỗi vi phạm giao thông có thể xử phạt ngay mà không cần lập biên bản

Không đội mũ bảo hiểm

  • Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”: Phạt tiền từ 200.000 –300.000 đồng.
  • Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.

Chở quá số người quy định

  • Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt.
  • Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Không có giấy tờ

  • Điều khiển xe dưới 175cm3 (175 phân khối) không có Giấy phép lái xe (GPLX), sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.
  • Điều khiển xe từ 175cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.

Bằng lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép; chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người.

Cho phép người đó được phép vận hành; lưu thông; tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện; xe hơi; xe tải; xe buýt; xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Mức phạt lỗi không có bằng lái cao hơn nhiều lần so với lỗi không mang

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy phép lái xe được quy định như sau:

– Đối với xe mô tô

+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe:

  • Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).
  • Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

– Đối với xe ô tô

+ Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 21).

(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).

+ Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

5 lỗi vi phạm giao thông có thể xử phạt ngay mà không cần lập biên bản

Như vậy, mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe cao hơn rất nhiều lần so với việc không mang.

Làm sao để chứng minh mình quên bằng lái xe khi gặp cảnh sát giao thông?

Trước đây; khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn có hiệu lực đã chưa linh hoạt trong việc hướng dẫn người có thẩm quyền xác định lỗi “quên” và “không có” bằng lái của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khiến việc xử phạt gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay; việc lái xe chứng minh mình “quên mang” Giấy phép đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có Giấy phép lái xe (và hành vi vi phạm khác); sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.

Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm; nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.

Nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có Giấy phép lái xe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “5 lỗi vi phạm giao thông có thể xử phạt ngay mà không cần lập biên bản“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải mang theo bản chính Giấy đăng ký xe khi đi đường không?

Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực GPLX kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính GPLX.

Quy định về độ tuổi của người lái xe là bao nhiêu?

Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Biển báo chỉ dẫn có đặc điểm gì?

Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.