141 Có được phép kiểm tra điện thoại hay không?

12/08/2022
141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?
1107
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi Đặc nhiệm 141 có được kiểm tra tin nhắn điện thoại hay không? Khi nào thì 141 được xem tin nhắn, xem điện thoại của người bị kiểm tra hành chính? 141 được xem điện thoại của những ai? Tại sao lại được phép kiểm tra điện thoại của người khác? Ai là người phê duyệt quyết định để 141 có được phép kiểm tra điện thoại? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Các tổ công tác 141 hoạt động theo phương thức nào?

Các tổ công tác hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.

Như vậy, với quy định trên thì khi thực hiện nhiệm vụ, thành viên của tổ công tác 141 có quyền mặc thường phục. Tuy nhiên, việc thành viên tổ công tác 141 không giới thiệu trước khi kiểm tra là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với việc kiểm tra người (khám người), kiểm tra ví, điện thoại của đối tượng khả nghi là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy nhiều nghi can đã cất giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, giày dép, điện thoại (giấu ma túy vào phần lắp pin của điện thoại).

Tuy nhiên, đối với việc kiểm tra tin nhắn, lịch sử cuộc gọi thì tổ công tác 141 chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?
141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?

141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?

Tổ công tác 141 chỉ được xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi trong điện thoại của người bị kiểm tra hành chính khi có lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

Để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, cuối năm 2011 Công an thành phố Hà Nội lập lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự.

Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Khi nào Công an được kiểm tra điện thoại của người khác?

Khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Theo đó, cá nhân được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư, được an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. Do đó, việc thu thập, sử dụng và công khai thông tin liên quan đến cá nhân phải được người này đồng ý.

Đây cũng là quy định nêu tại Điều 12 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Điện thoại của một cá nhân là nơi lưu trữ những thông tin cá nhân, bí mật riêng tư của người đó. Do đó, căn cứ quy định trên, cá nhân có toàn quyền bảo vệ thông tin trong điện thoại của mình.

Khi xử phạt vi phạm hành chính có được kiểm tra điện thoại không?

Căn cứ Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khám đồ vật trong đó có điện thoại di động là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời, việc khám này chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính (theo khoản 1 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Cơ quan công an có thẩm quyền khám điện thoại của cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:

– Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện;

– Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ…

– Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ được khám điện thoại nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng trực tiếp của mình, chịu trách nhiệm về việc khám.

Lưu ý: Khi khám xét điện thoại thì phải có mặt của chủ điện thoại và 01 người chứng kiến. Nếu không có chủ điện thoại thì phải có 02 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám xét điện thoại đều phải lập biên bản.

Do đó, công an chỉ được khám xét, thu giữ các dữ liệu trong điện thoại khi chúng có liên quan trực tiếp đến vụ án, vụ việc vi phạm hành chính.

Theo Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc, hãng luật TGS – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:

Pháp luật đã quy định chi tiết về căn cứ, thẩm quyền để tạm thu giữ, khám xét tài sản của cá nhân (bao gồm cả điện thoại di động) để phục vụ quá trình xác minh, xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cũng chỉ được khám xét, thu giữ các dữ liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc vi phạm hành chính. Còn các dữ liệu khác thuộc về bí mật cá nhân của người sở hữu tài sản phải được đảm bảo, tôn trọng và bảo vệ bí mật tuyệt đối.

Một số lưu ý khi tiến hành kiểm tra điện thoại

– Khi tiến hành khám đồ vật phải có sự có mặt của chủ sở hữu đồ vật đó; trong trường hợp chủ phương tiện; đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.

– Mọi trường hợp khám đồ vật phải được lập thành biên bản và giao cho chủ đồ vật 01 bản.

Khẳng định: công an có quyền kiểm tra điện thoại của cá nhân. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng điện thoại đó có chứa thông tin liên quan đến vụ án hình sự đang được cơ quan công an điều tra; hoặc điện thoại đó được dùng để vi phạm hành chính. Mọi trường hợp bị yêu cầu kiểm tra phải được lập thành văn bản; có yêu cầu của cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra, khám xét.

141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?
141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “141 có được phép kiểm tra điện thoại hay không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục công chứng tại nhà; cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan công an có thẩm quyền ra lệnh khám xét gồm những ai?

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong.

Việc khám xét điện thoại có được lập biên bản không?

Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản.

Quyền của cá nhân đối với các thông tin được lưu trữ trong điện thoại?

Vì điện thoại là nơi lưu trữ thông tin cá nhân, bí mật riêng tư nên theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.