Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới năm 2022

12/08/2022
Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới
1057
Views

Chào Luật sư, trước đây em tôi do tụ tập đánh nhau gây ra thương tích cho người khác nên phải vào trại. Hiện nay do đã hối cãi và cải tạo tốt nên em tôi đã được phép ra trại. Hôm trước em tôi làm mất giấy ra trại nên gọi về cho tôi. Bây giờ có thể làm đơn xin cấp lại giấy ra trại hay không? Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Hướng dẫn cơ bản để tự viết mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn xin cấp lại giấy ra trại là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Đơn xin cấp lại giấy, văn bản xác nhận thời điểm ra trại, sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ đối với những hậu quả mình gây ra.

Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới
Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới

Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN PHÉP CẤP LẠI GIẤY RA TRẠI

Kính gửi:

  • TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
  • BỘ CÔNG AN

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………..

Sinh năm: …………………………….. Giới tính: …………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………

Địa chỉ tạm trú: …………………………………………………………………………….

Tôi là bị cáo trong vụ án: ………. đã được TAND ……… xét xử tại bản án số …… ngày …. tháng …. năm …… về tội ……. với mức hình phạt ………

Đến ngày …. tháng … năm …. Tôi đã chấp hành xong các quyết định của bản án.

Tôi xin trình bày như sau, tôi …………

Giấy tờ kèm theo:

  • Giấy xác nhận đã chấp hành xong hình phạt tù của trại giam.
  • Những giấy tờ liên quan đến các quyết định của bản án.

Kính mong TAND và Bộ công an cấp lại giấy ra trại cho tôi.

Tôi xin cam kết sẽ tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA TAND (nếu có)NGƯỜI LÀM ĐƠN

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự năm 2019: “Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, Trại giam, Trại tạm giam, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan Thi hành hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) cho người đã CHXAPT”.

Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận CHXAPT có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Cơ quan Thi hành án dân sự (cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định thi hành án đối với trường hợp chưa thực hiện xong hình phạt bổ sung, đền bù dân sự…), Cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện, UBND cấp xã nơi người CHXAPT về cư trú. Đồng thời Giấy chứng nhận CHXAPT được lưu vào hồ sơ phạm nhân.

Theo quy định của chế độ hồ sơ năm 2013, trong thời hạn không quá 06 tháng sau khi phạm nhân CHXAPT, hồ sơ phạm nhân nộp lưu về cơ quan hồ sơ để quản lý, lưu trữ.

Hiện nay, không có quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận CHXAPT. Để được cấp bản sao Giấy chứng nhận CHXAPT, bạn cần có đơn đề nghị, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú gửi Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an để được giải quyết.

Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?

Khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân như sau:

1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.

Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.

Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn vào thăm vợ bạn ở trại thì được gặp vợ bạn ở phòng riêng nhưng không quá 24 giờ.

Chế độ liên lạc của phạm nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 54 Luật này về chế độ liên lạc của phạm nhân, theo đó:

1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.

Trách nhiệm của người đến thăm phạm nhân như thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 14, người được vào thăm phạm nhân phải có trách nhiệm như sau:

– Phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác.

– Không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an.

– Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi.

– Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.

– Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác.

Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới
Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại mới″. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến có thể đem lại kiến thức có ích cho độc giả! Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân, nghị quyết hướng dẫn phạm tội lần đầu, Giấy phép sàn thương mại điện tử; đổi tên cha mẹ trong giấy khai sinh hoặc tìm hiểu về chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội, mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline Luật sư 247 để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

 Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại là gì?

Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra trại là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp lại giấy ra trại. Mẫu đơn nêu rõ nội dung xin cấp lại, thông tin người làm đơn, lý do xin cấp lại…

Chế độ ăn của phạm nhân trong trại giam như thế nào?

Tại Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định, phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
– 17 kg gạo tẻ;
– 15 kg rau xanh;
– 01 kg thịt lợn;
– 01 kg cá;
– 0,5 kg đường;
– 0,75 lít nước mắm;
– 0,2 lít dầu ăn;
– 0,1 kg bột ngọt;
– 0,5 kg muối;
– Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
– Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

Chế độ đối với phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi ra sao?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 133/2020/NĐ-CP thì chế độ đối với phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam quy định như sau:
– Phạm nhân nữ trong thời gian đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ;
– Chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân được hưởng như đối với trẻ em dưới 04 tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành; ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật trẻ em được hưởng chế độ ăn bằng 05 lần ngày thường, ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), Tết Trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch) được hưởng chế độ ăn bằng 02 lần ngày thường.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.