Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả lấy lời khai của bị hại?

18/12/2021
Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả lấy lời khai của bị hại
820
Views

Lời khai của bị hại là một trong những chứng cứ được sử dụng để giải quyết vụ án. Do đó việc lấy lời khai của họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả lấy lời khai của bị hại? Hãy cùng Luật sư 247 làm rõ vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bị hại là ai?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS)

“Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”

Quyền và nghĩa vụ của bị hại

Quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Điều 62 BLTTHS như sau:

Quyền của bị hại

Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Nghĩa vụ của bị hại

Bị hại có nghĩa vụ sau:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả lấy lời khai của bị hại

Kết quả lấy lời khai của bị hại phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Trạng thái tâm lý của bị hại

Khi bị hại có trạng thái tâm lý hoảng hốt, lo sợ ảnh hưởng rất nhiều đến đến sự khai báo của họ. Họ dễ có xu hướng khai báo quá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hoặc cũng có thể khai báo theo sự hình dung, tưởng tượng của mình.

Trường hợp, bị hại có trạng thái tâm lý bình tĩnh, tự tin. Họ có sự quyết tâm chống lại hành vi phạm tội. Bị hại hoàn toàn có khả năng quan sát và nhận biết đầy đủ hành vi phạm tội. Việc này sẽ tạo điều kiện cho họ khai báo cụ thể chi tiết, khách quan về hành vi phạm tội.

Động cơ khai báo của bị hại

Động cơ khai báo cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc thu thập lời khai của bị hại. Trên thực tế, bị hại thường có những động cơ khai báo sau:

  • Thứ nhất, bị hại mong muốn tìm ra sự thật về vụ án. Do đó họ sẽ thường xuyên quan tâm và sẵn sàng khai báo. Lời khai sẽ chi tiết, cụ thể và có sự phối hợp cao nhất với cơ quan chức năng. Ở trường hợp này họ có ý thức pháp luật tốt, mong muốn vạch trần, xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội.
  • Thứ hai, bị hại có thái độ dửng dưng, thờ ơ khi khai báo. Họ không quan tâm đến việc điều tra, xử lý tội phạm. Do đó họ chỉ khai báo qua loa, đại khái mang tính chống đối. Nguyên nhân có thể do ý thức pháp luật của họ kém hoặc do họ chấp nhận, cam chịu với thiệt hại đã xảy ra. Họ cho rằng khó có thể đòi lại quyền lợi, không cẩn thận còn vất vả, tốn kém hơn.
  • Thứ ba, người bị hại tìm cách giấu kín sự việc phạm tội. Họ nghĩ rằng nếu xử lý hành vi phạm tội này cũng sẽ mang đến nhiều bất lợi cho họ. Họ cân nhắc, tính toán sự thiệt hơn khi tố cáo, khai báo vạch trần tội phạm. Nếu việc tố cáo có ảnh hưởng ngược trở lại tới danh dự, uy tín, đời tư,… của bản thân và gia đình thì họ sẽ không tố cáo, khai báo thậm chí còn cản trở việc điều tra, xử lý tội phạm.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả lấy lời khai của bị hại?” Hy vọng rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc cần thêm sự tư vấn và giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chứng cứ trong vụ án hình sự?

Điều 86 BLTTHS năm 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”

Thuộc tính của chứng cứ?

Chứng cứ bao gồm các thuộc tính: tính khách quan (có thật), hợp pháp và liên quan

Khi nào lời khai của bị hại không được dùng làm chứng cứ

Theo Khoản 2 Điều 92 BLTTHS thì không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sai biết được tình tiết đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.