Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về việc biên soạn; lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy; giáo trình giáo dục đại học. Trong đó có yêu cầu về việc đặt tên giáo trình ở Đại học. Vậy quy định về việc đặt tên giáo trình ở bậc đại học được thể hiện như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT
Quy định về việc đặt tên giáo trình ở bậc đại học
Cụ thể, theo Điều 4 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về yêu cầu đối với giáo trình đại học như sau:
Quy định chung
- Giáo trình là tài liệu chính được sử dụng cho một cơ sở đào tạo dùng cho giảng viên và người học trong giảng dạy; học tập, nghiên cứu của một học phần trong chương trình đào tạo. Giáo trình phải được xuất bản dưới dạng sách; và tên đặt cho giáo trình phải không dẫn đến hiểu nhầm là giáo trình sử dụng chung trong các cơ sở đào tạo.
- Giáo trình phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức; kỹ năng và thái độ quy định trong mỗi học phần của chương trình đào tạo; ngành đào tạo và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra; đánh giá kết quả học tập, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần.
Quy định khác
- Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic; bảo đảm cân đối giữa lý thuyết và thực hành; phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới của khoa học; công nghệ và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội đã được kiểm chứng và công nhận.
- Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng; nội dung trích dẫn đưa vào giáo trình phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của giáo trình; bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan.
- Ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt; hoặc tiếng nước ngoài và phải bảo đảm thống nhất với ngôn ngữ giảng dạy học phần.
- Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, cấu trúc; hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với giáo trình của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ; thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Biên soạn giáo trình
Biên soạn giáo trình được quy định tại Điều 11 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT. Cụ thể:
- Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc biên soạn các giáo trình đã xác định cần biên soạn theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này theo các hình thức giao nhiệm vụ; đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các đơn vị, cá nhân ở trong và ngoài cơ sở đào tạo; đảm bảo theo các quy định của cơ sở đào tạo và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ biên hoặc đồng chủ biên,; người biên soạn nhận nhiệm vụ biên soạn giáo trình theo đề cương chi tiết của giáo trình và chịu trách nhiệm trước cơ sở đào tạo,; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyên môn của giáo trình và có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
- Giáo trình biên soạn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 3; Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
- Cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các yêu cầu, tiêu chuẩn; tiêu chí của giáo trình được biên soạn và quy trình biên soạn giáo trình; quy định về tiêu chuẩn, thành phần, số lượng các thành viên tham gia biên soạn giáo trình; quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của tác giả; người biên soạn, chủ biên; hoặc đồng chủ biên và các bên có liên quan trong việc biên soạn giáo trình của cơ sở đào tạo.
Kinh phí biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình
- Kinh phí tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy; giáo trình do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn thu hợp pháp; các nguồn tài trợ, viện trợ khác.
- Nội dung chi, mức chi để tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định; duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và được quy định cụ thể trong quy định của cơ sở đào tạo.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về những yêu cầu, quy định khi đặt tên giáo trình ở Đại học.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Quy định về việc đặt tên giáo trình ở bậc đại học“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT; Bài giảng là tài liệu do giảng viên biên soạn để giảng dạy đối với học phần được phân công giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần, giáo trình giảng dạy chính thức, chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT; Tài liệu giảng dạy bao gồm: giáo trình, bài giảng của giảng viên và tài liệu tham khảo.