Yêu cầu khi tham gia phiên tòa xét xử online

09/01/2022
1. 5 yêu cầu khi tham gia phiên tòa xét xử online
779
Views

5 yêu cầu khi tham gia phiên tòa xét xử online

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc xét xử trực tuyến là phù hợp tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19. Vì vậy cần phải có các yêu cầu khi tham gia phiên tòa xét xử online để đảm bảo đúng tố tụng; bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Hãy cùng Luật Sư X tìm hiều về “5 yêu cầu khi tham gia phiên tòa xét xử online” trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP
  • Nghị quyết số 33/2021/QH15

Nội dung tư vấn

Phiên tòa xét xử online là gì?

Theo Nghị quyết 33, phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định.

Phải bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh; các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.

Các trường hợp được xét xử trực tuyến

Theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến: Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng.

Các trường hợp sau không được áp dụng hình thức xét xử trực tuyến

  • Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
  • Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
  • Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.

Các yêu cầu khi tham gia phiên tòa online

Theo Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP thì yêu cầu khi tham gia phiên tòa online như sau:

  • Tuân thủ quy định nội quy phòng xử án.
  • Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu.
  • Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
  • Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; Không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.
  • Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu.

Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.

Xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về 5 yêu cầu khi tham gia phiên tòa xét xử online. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mục đích xét xử lưu động là gì?

Mục đích của các phiên tòa lưu động này nhằm mục đích giáo dục và phòng, chống các loại tội phạm. Thông qua các phiên tòa lưu động sẽ truyền tải và phổ biến những kiến thức pháp luật tới cho người dân tại địa phương. Đồng thời, răn đe, phòng ngừa những người manh nha có ý định thực hiện hành vi phạm tội. Vậy Tào án xét xử lưu động khác Tòa án xét xử online như thế nào?

Trong quá trình điều tra, xét xử, bị can, bị cáo có buộc phải nhận tội không?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Bị can, bị cáo đều có quyền tự chủ về việc khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo; cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.