Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?

19/08/2022
Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?
914
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều biển hiểu buôn bán được bày trí khắp nơi thậm chí là lấn chiếm hết cả lòng lề đường; gây khó khăn cho người đi bộ. Vậy theo quy định của pháp luật thì xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Đối tượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như sau:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Lưu ý: Tổ chức được hiểu như sau:

  • Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
  • Doanh nghiệp Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
  • Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
  • Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về biển hiệu như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
  • Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
  • Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
  • Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
  • Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
  • Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
  • Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
  • Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu

Theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như sau:

– Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

– Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng – rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.

– Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:

  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo

  • Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
  • Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.

– Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; văn phòng dịch vụ thám tử ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo?

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?

– Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.
– Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
– Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
– Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
– Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo biển hiệu như thế nào?

– Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
– Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
– Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
– Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.