Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép như thế nào?

28/03/2023
Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép
212
Views

Khách hàng: Xin chào đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp lý của Luật sư 247. Tôi được biết Luật sư 247 qua một vài lần tình cờ tôi thấy những người xung quanh tôi cầm điện thoại và lướt xem những kiến thức pháp luật của trang. Tôi cũng rất tò mò và thắc mắc không hiểu lý do tại sao mọi người ai cũng đọc trang này. Sau khi tìm hiểu và theo dõi tôi đã tìm ra được ký do. Đó là bởi vì những thông tin pháp lý mà Luật sư 247 đem lại rất hữu ích và dịch vụ cũng rất nhiệt tình và làm hài lòng khách hàng. Hôm nay tôi mạnh dạn lên đây một phần vì bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Luật sư 247, một phần thì muốn trải nghiệm dịch vụ tư vấn của bên mình. Tôi thấy hiện nay khoáng sản đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước những vẫn còn có nhiều người muốn chuộc lợi cho bản thân mà khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Vậy tôi muốn hỏi Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép như thế nào?

Luật sư 247: Ngay sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vấn đề pháp lý để trả lời cho câu hỏi của bạn nhé!

Căn cứ pháp lý

Các quy định pháp luật về khoáng sản như thế nào?

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Nguyên tắc hoạt động khoáng sản bao gồm:

  • Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
  • Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật khoáng sản 2010 như sau:

  • Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
  • Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
  • Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
  • Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
  • Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Ai là người có quyền vận chuyển khoáng sản?

Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

  • Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
  • Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
  • Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
  • Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
  • Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
  • Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
  • Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép
Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép

Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự quy định như sau:

Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
  • Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Có tổ chức;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Việc có hành vi vi phạm cũng sẽ áp dụng xử phạt theo quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Hình thức xử phạt chính: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng;
  • Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Và cuối cùng là biện pháp khắc phục hậu quả: tùy vào từng hành vi cụ thể mà sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép”. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả và giải đáp câu trả lời của bạn. Luật sư 247 cũng hy vọng rằng với hình thức xử phạt nêu trên sẽ không ai có hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về chi phí sang tên sổ đỏ,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh lấy mẫu khoáng sản phạt bao nhiêu tiền?

Phạt cảnh cáo đối với trường hợp hộ kinh doanh lấy mẫu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Hành vi vi phạm chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản xử phạt như thế nào?

Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
– Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Không lắp camera nơi vận chuyển khoáng sản có bị sao không?

Phạt cảnh cáo đối với hành vi không lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.