Xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn?

06/04/2023
Xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn?
358
Views

Xin chào Luật sư. Hiện nay khi tham gia giao thông trên đường tôi rất quan ngại về việc dừng, đỗ xe, bởi khi theo dõi tin tức tôi thấy rằng số lượng vụ tai nạn giao thông gia tăng một cách đáng sợ, không chỉ xảy ra tai nạn khi đang di chuyển mà ngay cả khi xe đã ở trạng thái dừng đỗ. Tôi thắc mắc rằng sẽ xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn? Quy luật quy định về việc dừng, đỗ xe hiện nay ra sao? Mong được luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Dừng xe, đỗ xe là gì?

Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

– Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Quy định pháp luật về việc dừng, đỗ xe hiện nay như thế nào?

Quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

– Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

– Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

– Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

– Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

– Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

Xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn?
Xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn?

–  Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

 Quy định dừng xe, đỗ xe trên đường phố

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại mục (2.1) và các quy định sau đây:

– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

– Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Quy định dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

– Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định;

– Trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Quy định dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ

Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

Xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn?

Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

m) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước.

Như vậy, đối với hành vi dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông có thể sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm gây ra tai nạn giao thông thì Giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm có thể sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử lý thế nào khi đỗ xe dưới lòng đường gây tai nạn?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về thủ tục xin ly hôn đơn phương nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Những vị trí nào không được dừng, đỗ xe?

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
– Bên trái đường một chiều;
– Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
– Trên cầu, gầm cầu vượt;
– Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
– Nơi dừng của xe buýt;
– Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
– Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
– Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
– Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Mức xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác dừng xe trái quy định?

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Dừng xe đột ngột (điểm b khoản 1 Điều 8);
+ Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường (điểm đ khoản 1 Điều 8);
+ Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm e khoản 1 Điều 8);
+ Đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông (điểm k khoản 1 Điều 8);
+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt (điểm l khoản 1 Điều 8);

Dừng, đỗ xe trái quy định còn bị xử phạt như thế nào?

Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự thì còn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 589 và Điều 590 Bộ luật dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.