Hiện nay theo quy định của pháp luật khi bên bán xuất hoá đơn trên 20 triệu thì bên mua phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Điều này để đảm bảo tính minh bạch của các hoá đơn chứng từ. Vậy nếu hoá đơn trên 20 triệu không chuyển khoản thì sẽ như thế nào? Xử lý hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn trên 20 triệu đồng phải chuyển khoản
Căn cứ theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”
Như vậy, theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Bộ Tài Chính quy định, các khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng trở lên, để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý thì bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho bên bán.
Trường hợp nào hóa đơn trên 20 triệu có thể thanh toán tiền mặt?
Về nguyên tắc, với những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, theo Điều 9, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, vẫn có một số trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ giá trị trên 20 triệu đồng không bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các khoản chi sau:
- Khoản chi nhằm mục đích thực hiện quốc phòng, an ninh, hoặc hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc.
- Khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Điểm a, Khoản 1 của Điều này.
- Khoản chi cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b, Khoản 1 của Điều này.
Xử lý hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản
Nhiều trường hợp bên mua đã thực hiện thanh toán bằng tiền mặt đối với hóa đơn giá trị trên 20 triệu đồng thì phải xử lý như thế nào? Có 3 phương án như sau:
Phương án 1
Hai bên thỏa thuận và thống nhất cùng ra ngân hàng viết sẵn ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản của bên bán. Sau khi nhận tiền trong tài khoản, bên bán sẽ rút tiền mặt ra để trả lại cho bên mua bằng tiền mặt hoặc bằng séc.
Phương án 2
Nếu hai bên là đối tác quen biết, bên mua liên hệ với bên bán để làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài khoản của bên bán. Sau đó bên bán lấy tiền mặt làm giấy nộp tiền trả vào tài khoản.
Phương án 3:
Bên mua sẽ sang bên bán để thỏa thuận lấy lại tiền mặt, mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi để chuyển khoản cho bên bán.
Hậu quả đối với các hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản
Các khoản trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. (Giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)
Tổng các hóa đơn trong ngày lớn hơn 20 triệu có được thanh toán tiền mặt?
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 15, Thông tư 219/2013, trường hợp nhiều hóa đơn trong ngày có giá trị dưới 20 triệu nhưng tổng các hóa đơn trên 20 triệu được quy định như sau:
“Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT”.
Như vậy, trường hợp xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu trong một ngày nhưng tổng giá trị các hóa đơn trên 20 triệu thì áp dụng quy định tương tự như xuất hóa đơn riêng lẻ giá trị trên 20 triệu.
Nghĩa là nếu bên bán xuất nhiều hóa đơn GTGT dưới 20 triệu cho bên mua trong một ngày nhưng tổng giá trị các hóa đơn trên 20 triệu thì bắt buộc bên mua phải thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho bên bán thì bên mua mới được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Trên đây là hướng dẫn xử lý khi hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản. Để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương án trên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện chuyển khoản đối với các hóa đơn trên 20 triệu để tránh các rắc rối gặp phải.
Mời bạn xem thêm
- Xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài không có mã số thuế như thế nào?
- Xuất hóa đơn thấp hơn giá bán có bị xử phạt về hành vi trốn thuế không?
- Khi mua hàng có được yêu cầu cung cấp hóa đơn, chứng từ và phiếu bảo hành không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về “Xử lý hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về dịch vụ thám tử mạng; dịch vụ thám tử tận tâm; giá thuê dịch vụ thám tử, theo dõi ly hôn… Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp của bạn có thể thực hiện một trong những cách sau:
Cách 1: Doanh nghiệp liên hệ với bên bán để cả 2 bên viết ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản bên bán. Sau khi nhận được tiền trong tài khoản phải hoàn lại tiền mặt hoặc thanh toán bằng séc.
Cách 2: Bên mua liên hệ với bên bán làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài khoản bên bán. Sau đó bên bán lấy tiền mặt làm giấy nộp tiền trả vào tài khoản. Lưu ý trường hợp này chỉ áp dụng với đối tác làm ăn quen.
Cách 3: Bên mua sang đối tác đòi lại tiền mặt, mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi chuyển khoản cho công ty bên bán.
Các khoản trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. (Giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)
Các khoản này vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí mua mua sản phẩm nông nghiệp; thủy sản; cát; sỏi; đất; đá của của người dân bán ra.
Các khoản chi lương; tiền công; và những khoản chi mang tính chất tiền lương trả người lao động; các khoản chi công tác phí theo định mức.
Khoản chi mua hàng, dịch vụ của đối tượng không kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá nhân nộp thuế theo phương thức khoán;
Các khoản chi phòng chống HIV/AIDS nơi làm việc.
Chi cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Những khoản thanh toán hàng, dịch vụ theo phương thức bù trừ, ủy quyền
Vậy khoản chi cho phòng chống HIV/AIDS sẽ được khấu trừ vào chi phí.