Hiện nay, toàn thế giới cùng chung tay chống lại hành vi quấy rối tình dục không chỉ ở nữ mà còn xảy ra đối với nam giới. Đây là hành vi vô đạo đức và cần được xử lý nghiêm khắc. Theo nghiên cứu hiện tượng này thường xảy ra đối với nữ giới đang trong thời kỳ hôn nhân và tại các công sở, văn phòng doanh nghiệp. Theo bạn, quấy rối tình dục là gì? Xử lý như thế nào đối với hành vi quấy rối tình dục tại doanh nghiệp? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quấy rối tình dục là gì?
Quấy rối tình dục là một hình thức quấy nhiễu mà đặc biệt là hướng về giới tính của người có liên can.
Quấy rối tình dục có thể hiểu là việc sử dụng các hành vi; hoặc lời nói có liên quan đến tình dục nhằm gây tổn thương danh dự; và nhân phẩm của cả nam hoặc nữ giới. Đây là hành vi mang tính xúc phạm đối phương không được chấp nhận hay mong muốn.
Hiện nay, các hành vi quấy rối; xâm phạm tình dục nơi làm việc cần được đấu tranh mạnh mẽ để ngăn chặn và loại bỏ; tạo điều kiện cho tất cả mọi lao động phát huy tối đa khả năng để cống hiến hết mình cho nơi mà họ đã lựa chọn gắn bó.
Các hành vi bị xem là quấy rối tình dục
Quấy rối về tình dục chốn công sở đang diễn ra âm ỉ, gây bức xúc cho người lao động; đặc biệt là lao động nữ. Nhiều người cho rằng, động chạm vào vùng nhạy cảm; hay có quan hệ tình dục mới được xem là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; chứ không chỉ đơn giản là những cái nhìn gợi tình hay nháy mắt…Thực tế là nó được biểu hiện ở 3 dạng chính; gồm có hành vi liên quan đến thể chất, lời nói và phi lời nói.
Người có hành vi quấy rối tình dục bị doanh nghiệp xử trí thế nào?
Theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019; người sử dụng lao động buộc phải quy định các nội dung về phòng; chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; và trình tự, thủ tục xử lý các hành vi này vào nội quy lao động.
Trong đó, doanh nghiệp sẽ phải quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc cùng hình thức xử lý kỷ luật đối với người thực hiện hành vi đó (căn cứ khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Như vậy, nếu có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đối với người khác, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao động.
Đặc biệt, người thực hiện hành vi này còn có thể phải đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất là sa thải bởi khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hành vi quấy rối tình dục không chỉ bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động; mà còn bị cấm ở các các lĩnh vực khác. Tùy vào tính chất; mức độ của hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà người thực hiện có thể bị phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Về phạt hành chính:
Thông thường; người có hành vi quấy rối tình dục chỉ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Có thể thấy mức phạt hành chính được đặt ra là khá nhẹ chỉ với 100.000 – 300.000 đồng. * Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Việc xử lý hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc hiện chưa được Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể.
Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự với mức phạt từ cảnh cáo đến 05 năm tù.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục tại doanh nghiệp“
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài
Câu hỏi liên quan
Trường hợp người thực hiện hành vi quấy rối tình dục chính là người sử dụng lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động.
Khi bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng, cần giữ thái độ bình tĩnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cùng với đó khi thấy có người cần hô hoán để được cứu giúp. Đồng thời, thu thập chứng cứ để tố cáo hành vi quấy rối tình dục với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi bị quấy rối ở nơi làm việc, cần phải tố cáo hành vi với người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và xử lý nghiêm minh người có hành vi quấy rối.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.