Xử lí thế nào nếu tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc

06/01/2022
Xử lí thế nào nếu tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc
485
Views

Xử lí thế nào nếu tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc

Nhiều người vẫn lầm tưởng; việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc chỉ giới hạn trong 3 lần tiêm; sau 3 lần đó mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì họ sẽ được trả tự do. Vậy Xử lí thế nào nếu tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc? Bài viết sẽ chỉ ra quy định pháp luật về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 43/2020/NĐ-CP

Quy trình tiêm thuốc độc trải qua 3 bước

Khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định

“4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong; cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra; nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

…”

Điều này có nghĩa quá trình thi hành án tử hình bằng thuốc độc trải qua 3 bước tiêm; mỗi bước sử dụng 1 loại thuốc có vai trò khác nhau; đồng thời mỗi loại thuốc đó được chuẩn bị 2 liều thuốc thuốc dự phòng.

Trường hợp nào phải tiêm đến lần thứ 3

Tại Điểm d Khoản 4; điều luật trên có quy định trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thi hành án như sau:

“d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết; cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình; để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết; cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình; để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai; thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết; thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.”

Có thể thấy; cứ sau 10 phút kể từ khi tiêm 3 mũi tiêm quy định tại Điểm c; nếu người bị thi hành án vẫn chưa chết sẽ được tiêm lại một lần nữa cả 3 mũi tiêm này.

Quy định ở Điểm a Khoản 4; yêu cầu cán bộ thi hành án chuẩn bị 2 liều thuốc dự phòng nên việc tiêm lại cả 3 mũi tiêm chỉ có thể thực hiện thêm 2 lần; chính vì vậy người ta lầm tưởng việc tiêm thuốc độc chỉ được thực hiện trong 3 lần tiêm.

Tuy nhiên thực tế sau 3 lần tiêm này mà người bị thi hành án chưa chết; Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình chỉ ra quyết định tạm dừng thi hành án; tức tạm thời cơ quan thi hành án sẽ dừng việc thi hành án tử cho tù nhân này. “Tạm dừng” ở đây có nghĩa là việc thi hành án sẽ tạm ngưng và được tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo vào một thời điểm khác; chứ không phải là dừng hoàn toàn hay trả tự do.

Như vậy; người bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc; nếu sau 3 lần tiêm mà vẫn chưa chết thì sẽ bị thi hành án tử vào một thời điểm khác;

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Xử lí thế nào nếu tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?” Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Mời bạn đọc xem thêm

Tử tù còn sống sau tiêm thuốc độc có được tạm dừng thi hành án?

Tử tù nữ mang thai có được miễn thi hành án?

Điều kiện giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Câu hỏi thường gặp

Người say rượu phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?

Sai. Vì nếu người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà họ không thực hiện các tội quy định ở chương 24 Bộ luật hình sự Việt Nam; thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các hiệp ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc công nhận theo K2 Đ6 Bộ luật hình sự Việt Nam và các tội trong chương 24 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể?

Sai. Vì có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là tội phạm do hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể.
VD: Người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.

Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện?

Sai. Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ dân sự, quan hệ hành chính,…). Trong khi luật hình sự chỉ Điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm, hay còn gọi là quan hệ pháp luật hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.