Xóa kỷ luật là gì? Quy định của pháp luật về xóa kỷ luật?

30/01/2022
Xóa kỷ luật là gì? Quy định của pháp luật về xóa kỷ luật?
562
Views

Hình thức xử phạt tại các doanh nghiệp; đơn vị công lập là một trong những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Hiện nay, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và chủ doanh nghiệp pháp luật nước ta quy định hình thức xử lý kỷ luật khá đa dạng và phù hợp với từng mức độ vi phạm của người lao động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được xóa kỷ luật là gì? Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Kỷ luật là gì?

  • Kỷ luật là một hình thức xử phạt được áp dụng trong lao động đối với người lao động khi có hành vi vi phạm nội quy lao động của doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức; hoặc bộ luật lao động.
  • Kỷ luật được hiểu là hành vi ứng xử của người lao động đối với cộng đồng; hoặc trong doanh nghiệp, cơ quan; tổ chức yêu cầu mọi người cần phải tuân thủ theo; nhằm tạo ra sự thống nhất từ hành động đến công việc để đạt được chất lượng; hiệu quả trong công việc.
  • Trong thời gian bị áp dụng hình thức kỷ luật người lao động có thể bị hạn chế một số quyền lợi; và chịu sự giám sát của cấp trên.

Hình thức kỷ luật

Hình thức kỷ luật hiện nay theo quy định của Luật viên chức bao gồm:

  • ·         Khiến trách;
  • ·         Cảnh cáo;
  • ·         Buộc thôi việc
  • ·         Cách chức
  • ·         Bãi nhiệm;
  • ·         Hạ bậc lương;
  • ·         Giáng chức;

Xóa kỷ luật là gì?

“Xóa kỷ luật” là gì? Xóa kỷ luật được hiểu là hình thức kỷ luật đã được áp dụng trước đó; để xử lý hành vi vi phạm của người lao động được chấm dứt sau khoảng thời gian quy định; nếu người này không tiếp tục vi phạm và hoặc vi phạm nhưng không bị áp dụng hình thức kỷ luật.

Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức

Xóa kỷ luật là một trong những vấn đề được người lao động; cán bộ, công chức, viên chức quan tâm bởi ảnh hưởng đến những quyền lợi được hưởng.

Thứ nhất, đối với người lao động

Căn cứ theo quy đinh tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019; thì thời gian xóa kỷ luật đối với người lao động được quy định như sau:

– Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng; hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng; hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý; nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn; nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Như vậy, thời hạn để có thể được áp dụng xóa kỷ luật sẽ phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp; hay người đứng đầu đơn vị ban hành quyết định áp dụng loại hình thức nào và thời hạn kỷ luật bao nhiêu; thì có thể được xem xét và xóa kỷ luật; hoặc giảm thời hạn xóa kỷ luật. Nhìn chung thì để có được xem xét hay không thì phụ thuộc vào sự thể hiện của nhân viên.

Thứ hai, đối với cán bộ, công chức và viên chức

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì chưa có văn bản nào đưa ra quy định về thời hạn được xóa kỷ luật đối với công chức, viên chức hay cán bộ. Điều này có thể cho thấy pháp luật nước ta đang quản lý rất chặt chẽ, nghiêm khắc về vấn đề vi phạm của cán bộ; công chức và viên chức khi bị xử lý kỷ luật sẽ không được xóa kỷ luật. Thay vào đó, pháp luật nước ta quy định chi tiết về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức.

Các hành vi bị xử lý kỷ luật

Quy định chung

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luậ khi thực hiện các hành vi sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ; công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống; hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Xác định mức độ của hành vi vi phạm

Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

  • Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
  • Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Xóa kỷ luật là gì? Quy định của pháp luật về xóa kỷ luật?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức được tiến hành như thế nào?

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện khoản 1 Điều này.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.