Để hợp pháp hóa việc sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, người dân cần phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Vậy Xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản ở đâu? Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm những giấy tờ gì? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này qua bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Giống thủy sản là gì?
Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.
Giống thủy sản thuần chủng là giống thủy sản có tính ổn định về di truyền và năng suất, giống nhau về kiểu gen, kiểu hình.
Ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản 2017, để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
– Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
– Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
– Sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản ở đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Thủy sản 2017 về cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
“1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.”
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (Mẫu số 02.NT) ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
– Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mới nhất 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn và nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Trung tâm Phục vụ hành chính công chuyển hồ sơ cho Chi cục Thủy sản giải quyết.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Chi cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định , thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
Nội dung kiểm tra gồm:
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại Giấy chứng nhận;
– Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định;
– Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng; trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Chi cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có những quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo nội dung của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản.
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ sở sản xuất giống thủy sản có phải có hệ thống nước thải?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản ở đâu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 25 Luật thủy sản 2017, đối với trường hợp bị mất Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản sẽ được cấp lại.
Khoản 1 Điều 25 Luật thủy sản 2017 và Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
– Tổng cục thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Các điều kiện mà giống thủy sản phải đáp ứng trước khi được lưu thông trên thị trường bao gồm:
– Giống thủy sản phải thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
– Giống thủy sản phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
– Giống thủy sản phải có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng;
– Giống thủy sản phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.