Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?

07/09/2022
Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?
761
Views

Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện là một công việc nguy hiểm và nặng nhọc. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Do vậy, mỗi công ty hay cơ sở làm việc, họ đều cẩn phải lưu ý về vấn đề xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm đối với người lao động. Tính đến nay, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoá chất, hàng hóa nguy hiểm và lĩnh vực liên quan và một số các quy định khác rải rác trong các văn bản pháp quy về an toàn lao động. Vậy Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Quy định về xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 42/2020/NĐ-CP có quy định về xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.

3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi như sau:

1. Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định.

2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.

3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

4. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.

5. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?
Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?

Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm có những nội dung gì?

Theo Điều 15 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

1. Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

a) Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;

b) Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;

c) Hành trình, lịch trình vận chuyển;

d) Thời hạn của giấy phép.

Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.

2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.

3. Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Quy định về cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?

Tại Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).

2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.

4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.

5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:

a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;

b) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;

c) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;

d) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;

đ) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà được quy định như nào?

Tại Điều 11 Nghị định 42/2020/NĐ-CP việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà được quy định:

1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.

2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.

3. Các loại hàng hoá nguy hiểm do Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này không phải áp dụng khoản 1, khoản 2 Điều này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện được quy định như thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP giải thích về khái niệm hàng hóa nguy hiểm như sau:
Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn; có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người; môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa; có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

– Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn; và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định. Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được đào tạo; và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hoá nguy hiểm; theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn; và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm; do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.

Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là bao lâu?

Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.